“Chuyện tử tế” khiến thầy trò MC xúc động

Bộ phim tài liệu “Chuyện tử tế” và cuộc gặp gỡ, trò chuyện với đạo diễn Trần Văn Thủy chiều ngày 23/5 thực sự đã mang lại cho thầy trò Marie Curie sự tĩnh lặng, chiêm nghiệm và xúc động.

Bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được vang lên da diết, sâu lắng như sự gợi mở về chủ đề của buổi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đầy ấm áp, thân tình giữa thầy trò MC với đạo diễn Trần Văn Thủy. Món quà mà người đạo diễn này mang đến là thước phim quý giá có tựa đề: “Chuyện tử tế” (1 trong 10 bộ phim hay nhất thế giới của mọi thời đại) và những câu chuyện đời thường về hành trình 30 năm đi góp nhặt sự tử tế.

Thầy Hiệu trưởng Xuân Khang cho rằng: “Những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng như những bộ phim của đạo diễn Trần Văn Thủy để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Việc hôm nay đúng, mai có thể sai; nhưng đã là chuyện, việc tử tế thì muôn đời vẫn tử tế. Hôm nay, tại trường Marie Curie, xin cho chúng tôi làm một việc tử tế - trân trọng xem bộ phim “Chuyện tử tế” và đón đạo diễn Trần Văn Thủy – người tử tế mà chúng tôi ghi nhận”.

Theo đạo diễn Trần Văn Thủy thì đó là cái duyên may mắn đưa ông đến MC. “Tôi đã đi rất nhiều nước, gặp rất nhiều sinh viên nổi tiếng ở các trường đại học trên thế giới nhưng không ở đâu mang lại cho tôi sự xúc động như ở MC. Cả cuộc đời tôi chỉ làm phim tài liệu, tôi chỉ nghĩ đến thân phận con người. Làm sao con người sống với nhau tử tế?”.

“Chuyện tử tế” được 12 đài truyền hình trên thế giới mua bản quyền. Bộ phim không có kịch bản, chỉ là những mẩu chuyện mà tác giả góp nhặt từ những mảnh đời bình dị trong xã hội như ông đạp xích lô, người bán rau, người phụ nữ bị bệnh phong…, nhưng lại phản ánh được hiện thực, sự tử tế trong xã hội.

30 năm nay, những thước phim đó vẫn trường tồn cùng thời gian, là cuộc hành trình đi tìm sự tử tế. Sự tử tế là tình yêu thương, trân trọng và đi vào nỗi đau của con người; là sống thật với bản thân, với nhau; là trung thực, thật thà; là giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn…

Bộ phim đã khiến cả hội trường lặng đi lắng nghe, chiêm nghiệm về sự tử tế xung quanh mình. Cô Bùi Thị Oanh (GV Toán) nghẹn ngào hồi tưởng lại thời thơ ấu khi xem xong bộ phim. Cô tâm sự với đạo diễn Trần Văn Thủy: “Tâm trạng của cháu giống như được trở về tuổi thơ. Bộ phim đã mang đến sự day dứt trong cháu. Cháu hy vọng mọi người ngày càng có được nhiều việc tử tế hơn”.

Cô Thu Giang (GV Văn) cho rằng, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, được lắng nghe câu chuyện của cha ông về cách sống, tình người thì đó là cơ hội quý giá. Học sinh có thể chưa “thấm” hết nhưng đó sẽ giúp các bạn định hướng nhân cách sống.

Ở thời đại nào thì tử tế rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Với học sinh, đối xử tử tế từ việc nhỏ nhất như: trung thực, biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡ mọi người... Hãy sống tử tế với chính mình và với mọi người”, cô Thu Giang nói.

Mạnh Hiệp (10G5) chia sẻ: “Bộ phim thực sự rất hay mặc dù ở tuổi mình có thể chưa hiểu hết được nội dung. Nhưng mình đã học được nhiều câu chuyện về sự tử tế trong mối quan hệ giữa người với người trong xã hội xưa – nay. Mình xúc động nhất cảnh quay người bạn của đạo diễn nằm trên giường bệnh vẫn nói đến sự tử tế. Điều ấy khiến mình suy nghĩ rất nhiều”.

Kết thúc buổi gặp gỡ, đạo diễn Trần Văn Thủy tâm sự: “Khao khát có một xã hội tử tế là mong muốn cao nhất của tôi, của chúng ta. Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế!”. Đó cũng là thông điệp nhắn nhủ của đạo diễn đến với thầy trò MC.

 


30 NĂM “CHUYỆN TỬ TẾ”

Bộ phim tài liệu “Chuyện tử tế” của Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Văn Thủy ra mắt người xem năm 1986, cách đây đúng 30 năm. Trong dịp này, rất nhiều nơi đã tổ chức tọa đàm về bộ phim này, như vừa đây đã diễn ra ở Sài Gòn, Nam Định và Huế.

Tại Hà Nội, tôi đã dự buổi tọa đàm tại Cà phê Thứ Bảy của nhạc sĩ Dương Thụ về chủ đề này. Cử tọa đông nghịt trong một khán phòng hẹp. Chủ yếu là những người cùng thời “ôn cố tri tân”, có sự đồng cảm sâu sắc với tác giả và bộ phim.

Hôm 23/5/2016, tôi lại đến dự một cuộc tọa đàm cũng về bộ phim này tại trường Marie Curie. Cuộc tọa đàm được tổ chức tại Hội trường tầng 9 rộng lớn trong cơ ngơi rất hiện đại của một ngôi trường phổ thông hiếm có ở Hà Nội và trong cả nước. Đối tượng người xem là các thầy cô giáo và học sinh trung học, vài trăm người ngồi kín cả hội trường.

Chương trình mở màn là bài hát “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn do hai giáo viên của trường trình bày. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang coi đó là một “tượng đài” âm nhạc, cần được tưởng nhớ. Và hàm ý của thầy là bộ phim “Chuyện tử tế” và Đạo diễn Trần Văn Thủy cũng là một “tượng đài” về phim ảnh. Trong khi thần tượng Trịnh Công Sơn đã bị “gió cuốn đi”, các em học sinh không bao giờ có dịp gặp mặt thì “tượng đài” phim ảnh vẫn còn đây. Đó là dịp may cho thế hệ học trò của trường.

Có phải thầy Hiệu trưởng đánh giá quá cao một tác phẩm không? Thầy rất có lý. Bởi trải qua 30 năm, một bộ phim tài liệu mấy ai còn nhớ! Thế mà trải qua bao thử thách của thời cuộc và thời gian, bộ phim này đã được thừa nhận trên thế giới; không phải ngẫu nhiên có nhà điện ảnh nổi tiếng còn đề nghị xếp vào danh sách 10 tác phẩm điện ảnh hay nhất thế kỷ. Đã có 12 đài truyền hình các nước mua bản quyền để chiếu bộ phim này.

Những câu chuyện về cuộc đời làm phim của Đạo diễn Thủy viết trong cuốn sách “Chuyện nghề của Thủy” mới được xuất bản gần đây. Trong sách cũng đã nhắc đến số phận của bộ phim “Hà Nội trong mắt ai” và “Chuyện tử tế”. Nhưng được nghe chính tác giả kể lại mới thật là lôi cuốn và đầy cảm xúc.

Cuốn phim được chiếu trên màn hình cuốn hút người xem từ đầu đến cuối. Một cuốn phim tài liệu đã “cũ kĩ” từ 30 năm trước vẫn làm cả mấy trăm con người, khi ấy chưa ra đời, nín thở theo dõi đã nói lên rằng, nó vẫn còn nguyên “tính thời sự”. Đúng như thầy Hiệu trưởng nói: “Có những việc hôm nay là đúng, ngày mai có thể là sai. Nhưng chuyện tử tế thì bao giờ và mãi mãi vẫn là chuyện tử tế”. Một bạn xem thuộc thế hệ con cháu đã xúc động nói rằng: “Chúng cháu được xem những phim bom tấn chi phí hàng mấy trăm triệu đôla cũng chỉ có thể đem lại sự giải trí, mua vui trong lúc đó. Nhưng với bộ phim như thế này thì sau khi xem vẫn còn trăn trở suy ngẫm mãi, còn thấm thía mãi”. Có lẽ không có lời khen hay tấm huân chương nào có giá trị như thế.

Đạo diễn Trần Văn Thủy đã từng đăng đàn diễn thuyết ở nhiều nước và gần đây được mời tiếp xúc ở nhiều nơi nhưng ông thú nhận rằng, lần này, ở đây, ông vô cùng xúc động vì nhận được sự giao cảm của thế hệ học trò hôm nay. Bởi ông cho rằng, bất cứ thể chế nào, xã hội nào cũng chỉ có thể phát triển được trên nền giáo dục thế hệ trẻ. Và đất nước chỉ có thể tự hào khi sự tử tế được lên ngôi, khi con người, từ dân thường đến nhà lãnh đạo không nghĩ một đằng, nói một nẻo.

Trong cuộc tọa đàm lần này nhóm viết Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Quốc Tín và tôi cùng có mặt, chia vui cùng Đạo diễn Trần Văn Thủy. Ngoài ra, tôi và TS.Nguyễn Trọng Mai còn là bạn bè chí thiết, luôn chia ngọt sẻ bùi với Đạo diễn Thủy trong cái “Hội Mày Tao” gắn bó thuở học trò. Niềm vui, niềm hạnh phúc của bạn cũng là niềm vui của chúng tôi.

Nếu bạn nào không có dịp được gặp gỡ, trò chuyện cùng Đạo diễn Trần Văn Thủy thì rất nên tìm đọc “Chuyện nghề của Thủy”. Ngay tại hội trường, nhà sách có đem một số cuốn đến phục vụ. Nhưng loáng một lát, sách đã bán hết sạch. Đạo diễn Trần Văn Thủy mỏi tay liên túc ký tặng người hâm mộ vây quanh.

NGUYỄN NHƯ MAI

23

Tháng 11/2024

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 11:16 Viết bởi TRUONG MARIE
Với dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”, các MCer khối 4 Oxford - Kiến Hưng đã được thực hiện nghiên cứu khoa học đầy thú vị về chủ đề “Xây dựng tòa nhà chống động đất”.
Xem thêm

22

Tháng 11/2024

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

Thứ sáu, 22 Tháng 11 2024 08:18 Viết bởi TRUONG MARIE
Chiều 21/11, các MCer khối 4 Oxford đã tổng kết dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”. Tại đây, các bạn đã tham gia nhiều hoạt động thú vị và mang về nhiều phần quà hấp dẫn.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm