“Đầu súng trăng treo” - Khúc ca hùng tráng về người lính

Trong buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật “Đầu súng trăng treo” diễn ra sáng 25/7, các MCer đã rơi nước mắt khi nghe nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên kể về những phút giây hào hùng, bi tráng của những người lính cụ Hồ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Chương trình được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2016) nhằm tri ân những người lính đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước. Với giọng kể mộc mạc, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm lôi cuốn thầy trò MC vào câu chuyện của những tháng năm gian khổ trên chiến trường.

Năm 1971, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm tình nguyện nhập ngũ. Nhà thơ bùi ngùi nhớ lại khoảng thời gian 45 năm qua: “Những dấu chân rồi lùi lại phía sau/ Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất/Mười tám hai mươi sắc như cỏ/Dầy như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ…/Chúng tôi đi không tiếc đời mình/ Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?/ Cỏ sắc mà ấm quá, phải không anh/Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…”.

Ngày 7/2/1952, tôi chui ra khỏi bụng mẹ và tiếng đầu tiên là: “Oe.. oe… oe…”. Ngày sinh thứ hai của tôi là 6/9/1971 - ngày Tổ quốc sinh ra một nhà thơ đẹp trai, một người chiến sỹ hào hùng Hoàng Nhuận Cầm. Tại sao tôi nói thế? Vì nếu như ngày xưa, mẹ sinh ra tôi ở nhà hộ sinh thì ngày Tổ quốc sinh ra tôi là ngay buổi đầu tiên trong trận đánh đầu tiên. Đánh một trận, hai trận, ba trận… đánh đến trận thứ mười, tôi thò tay cầm túi nước thì lại bị ngã bổ nhào. Cầm túi nước đến hai mươi lần mà vẫn không uống được. Đến lần thứ 25 thì tôi uống được mấy giọt rồi lại bổ nhào. Tôi nhớ đến trận thứ 30, tiếng bom rơi đạn nổ vang trời. Tôi thấy quần áo bay đi hết rồi. Nhìn xung quanh một màu đen nhẻm. Chẳng biết đâu là chân, đâu là tay. Tôi ngoi lên mặt đất thấy một lá cờ trên tay của khẩu đội trường. Khẩu đội trưởng đã hy sinh rồi, chỉ còn mỗi cánh tay thôi. Tôi cầm lấy lá cờ hô vang: “Bắn… bắn… bắn…”. Máy bay của giặc trúng đạn, rơi xuống rầm… rầm… rầm... Tôi trở thành khẩu đội trưởng Hoàng Nhuận Cầm. Không ai phong chức cho tôi mà chính Tổ quốc và cuộc chiến đã phong tôi làm khẩu đội trưởng”, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm kể lại.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm bồi hồi nhớ về những ngày cùng sống và chiến đấu bên người bạn thân, đồng đội của mình - Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, người để lại cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”. “Tôi lên đường ngày ấy cùng anh Nguyễn Văn Thạc. Tôi chưa thấy giọt nước mắt nào lâu rơi khỏi khuôn mặt như thế. Giọt nước hôm anh Thạc khóc lên đường. Tôi thấy vẫn long lanh trên khoé mắt, trên má. 45 năm rồi, tôi thấy vẫn lửng lơ, chưa rơi được”.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm chia sẻ: “Người chết chỉ thực sự chết đi khi không còn sống trong lòng người sống. Vậy mà anh Thạc, chị Trâm (Anh hùng liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm) vẫn còn đó. Bằng sự linh cảm của người lính, bằng trái tim của đồng đội, tôi tin rằng, chị Trâm, anh Thạc đang lặng lẽ ngồi sau các bạn ở đây…”.

Vì hai tiếng Việt Nam yêu thương mà lớp lớp người ngã xuống, lớp lớp người xông lên. Tôi có rất nhiều bạn bè lẽ ra hôm nay cũng tề tựu về trường Marie Curie. Tôi nghĩ có đến 5 cái sân trường rộng như này cũng không chứa nổi. Nhưng các anh đã nằm lại trên khắp các nẻo đường Trường Sơn, trên khắp các nẻo đường ra trận”, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nói.

Tiếp lời nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng, không ai thích chiến tranh, không ai thích bom rơi đạn nổ, không ai muốn trở thành anh hùng nhưng khi đất nước cần những người chiến sỹ giết giặc để bảo vệ tự do của non song đất nước thì họ trở thành những người anh hùng. Những người chiến sỹ đã ngã xuống để hôm nay chúng ta có được cuộc sống thanh bình. “Có thể anh chẳng bao giờ còn thấy/ Một làn môi em hay một nụ cười/ Nhưng tất cả sẽ trở thành vô nghĩa/Nếu như mồ bia kia không gọi được mặt trời”.

Việc biết bao người lính đã ngã xuống trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, trong cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam, cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta không xây dựng được đất nước này “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ đã nói.

Hôm nay đến trường Marie Curie, chúng tôi được gặp gỡ các thầy cô và học sinh trong chương trình “Đầu súng trăng treo”. Đầu súng trăng treo rất đẹp nhưng trăng không treo đầu súng thì càng đẹp hơn. Trăng treo trên những con đường, trên thành phố của chúng ta… thì trăng sẽ đẹp hơn. Đầu súng có trăng treo là một hình ảnh đẹp của người lính cụ Hồ. Nhưng để có những vầng trăng không còn phải treo trên đầu súng nữa mà treo trên vòm trời. Trăng lên trong khoảng không gian xanh này, đêm xuống sẽ có những vầng trăng. Vầng trăng ấy sẽ đến với trường Marie Curie. Vầng trăng ấy đến với các em. Vầng trăng ấy đến với tất cả chúng ta trong một cuộc sống yên bình”, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên chia sẻ.

Thay mặt các thầy cô, học sinh MC, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang gửi lời biết ơn chân thành nhất tới nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Thầy xúc động tâm sự: “Tôi không phải đồng đội, đồng nghiệp với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm học khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tôi học khoa Lý. Ngày 6/9/1971, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và Anh hùng Nguyễn Văn Thạc lên đường nhập ngũ. Sinh viên trong trường bịn rịn tiễn các anh. Không những tiễn từ sân vận động của trường mà nhiều sinh viên còn xuống tận Yên Sở - nơi tập trung quân để chia tay các anh. Tất cả những gì nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên dựng lại trong hôm nay khiến tôi xúc động và như được sống lại những tháng ngày của thập kỷ 70”.

Trước khi kết thúc chương trình, dưới lá cờ đỏ sao vàng linh thiêng của Tổ quốc, các vị khách mời và thầy trò MC đã dành phút tưởng niệm để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ ngã xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

17

Tháng 5/2024

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

Thứ sáu, 17 Tháng 5 2024 16:15 Viết bởi TRUONG MARIE
Hệ thống giáo dục Marie Curie, Hà Nội thông báo về việc tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024 - 2025.
Xem thêm

17

Tháng 5/2024

MCer học cách sử dụng mạng xã hội thông minh

MCer học cách sử dụng mạng xã hội thông minh

MCer học cách sử dụng mạng xã hội thông minh

Thứ sáu, 17 Tháng 5 2024 15:48 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 17/5, “cư dân” khối 3, 4, 5 tham gia chuyên đề sử dụng thông minh mạng xã hội. Các bạn đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng ứng xử văn minh để bảo vệ bản thân trên mạng xã hội.
Xem thêm

17

Tháng 5/2024

MCER NHÍ HỌC CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC

MCER NHÍ HỌC CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC

MCER NHÍ HỌC CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC

Thứ sáu, 17 Tháng 5 2024 15:12 Viết bởi TRUONG MARIE
Ngay tại sân trường, các MCer Tiểu học đã được chuyên gia hướng dẫn các kỹ năng và thực hành cách xử lý khi bị đuối nước.
Xem thêm

15

Tháng 5/2024

KHÁM VÀ TƯ VẤN CHĂM SÓC MẮT CHO MCER TIỂU HỌC

KHÁM VÀ TƯ VẤN CHĂM SÓC MẮT CHO MCER TIỂU HỌC

KHÁM VÀ TƯ VẤN CHĂM SÓC MẮT CHO MCER TIỂU HỌC

Thứ tư, 15 Tháng 5 2024 15:33 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 14/5, các MCer khối Tiểu học đã được các bác sỹ đến từ Tuệ Anh Eye Care thăm khám, đo khúc xạ và tư vấn việc chăm sóc mắt.
Xem thêm

15

Tháng 5/2024

MCER NHÍ TRANH TÀI LỒNG TIẾNG CHO PHIM NƯỚC NGOÀI

MCER NHÍ TRANH TÀI LỒNG TIẾNG CHO PHIM NƯỚC NGOÀI

MCER NHÍ TRANH TÀI LỒNG TIẾNG CHO PHIM NƯỚC NGOÀI

Thứ tư, 15 Tháng 5 2024 15:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Cuộc thi “Read like a MC scholar” do IEG tổ chức không chỉ giúp các MCer Tiểu học thi tài hiểu biết về những cuốn sách hay mà còn thử sức với vai trò diễn viên lồng tiếng cho phim.
Xem thêm