Chuyện về những “cảnh sát” MC

Luôn xuất hiện ở mọi ngõ ngách của trường, quan sát MCer 24/7, sử dụng bộ đàm để liên lạc và nhanh chóng xử lý những tình huống khẩn cấp… là “đặc điểm nhận dạng” của các thầy cô Giám thị.

“Cảnh sát trường học”

Thầy Công Hữu (Tổ trưởng tổ Quản trị) nói vui rằng: “Công việc của thầy cô Giám thị đi là chính, ngồi là phụ. Mỗi thành viên được phân công giám sát một khu vực và luôn làm việc với trái tim nóng, cái đầu lạnh. Hơn nữa, công việc này đòi hỏi phải có óc quan sát tốt, khả năng xử lý linh hoạt, mềm dẻo và sự nhanh trí, kiên trì”.

Hiện tổ Giám thị gồm có: thầy Khắc Thường, cô Nghiêm My, cô Huyền Trang, cô Thanh Mai, thầy Bùi Dũng, thầy Bá Cảnh, thầy Trương Tuấn. Nhiệm vụ của tổ là hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm quản lý học sinh và duy trì việc thực hiện nội quy trong nhà trường. Ngoài ra, thầy cô Giám thị còn được coi là “lực lượng phản ứng nhanh”, phối hợp với các phòng ban chuẩn bị cơ sở vật chất khi trường tổ chức sự kiện; đồng thời giữ vai trò “cảnh sát giao thông” vào cuối giờ chiều để đảm bảo học sinh lên xe buýt an toàn.

Mỗi thành viên phụ trách một khu vực nhất định như: hành lang, giảng đường, cầu thang máy, nhà vệ sinh, canteen... và được trang bị một bộ đàm để thuận tiện liên lạc, báo cáo tình hình thường xuyên. Chưa đầy một phút sau các pha chấn thương khi tập luyện thể thao hay vui chơi như: bong gân, xây xát…, thầy cô Giám thị đã kịp thời xuất hiện để sơ cứu ban đầu cho MCer.

Một ngày làm việc của thầy cô Giám thị bắt đầu từ 6h45 đến 17h30. Những hôm trường có sự kiện như lễ hội Bánh chưng chẳng hạn, cả tổ sẽ trực đến 1h sáng. Thầy Công Hữu kể thêm, thời gian đầu gặp nhiều khó khăn lắm vì trường rộng, ca học của ba cấp khác nhau nên việc hỗ trợ giáo viên quản lý học sinh nhiều lúc “căng như dây đàn”. Để hình thành nề nếp cho học sinh không phải chuyện “một sớm, một chiều” mà là cả quá trình cố gắng, nỗ lực bền bỉ, thầm lặng của tổ. “Thành viên tổ Giám thị phải luôn tập trung cao độ khi làm việc, mềm dẻo nhưng cương quyết, không cho phép bản thân “dễ dãi” với những vi phạm của học sinh. Những người mới thường có cảm giác ngại nhắc nhở, khó nghiêm khắc khi xử lý lỗi. Nhưng sau một thời gian, ai cũng hoàn thành xuất sắc công việc”, thầy Công Hữu cho biết.

Đôi lúc vì yêu cầu công việc phải khó tính, nghiêm khắc nên thầy cô Giám thị được “cư dân” MC đặt cho biệt danh “cảnh sát”, “điều tra viên”, “mật vụ”… Nhưng các thầy cô luôn lặng lẽ cống hiến để đảm bảo môi trường học tập, vui chơi an toàn; cũng như hết lòng chăm sóc học sinh. Ví dụ như hỗ trợ học trò bị gãy chân ngồi lên xe lăn và đưa đến tận lớp; cầm ô che mưa cho học sinh xuống xe buýt khỏi bị ướt hay kịp thời sơ cứu chấn thương… Chính những hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa đó nhận được rất nhiều tình cảm của học sinh, cũng như sự tin tưởng, yên tâm của các bậc cha mẹ.

Người bạn lớn của MCer

Không chỉ là những “cảnh sát” thầm lặng ở MC, thầy cô Giám thị còn được MCer xem như những người bạn lớn để trút bầu tâm sự, chia sẻ về chuyện học, cuộc sống thường ngày.

Làm việc ở trường từ tháng 9/2014, cô Thanh Mai rất được học sinh yêu quý bởi cô hay cười, luôn vui vẻ, lạc quan và yêu đời. Trong công việc, dù nghiêm khắc nhưng cô rất hiểu tâm lý học sinh. Với những trường hợp “cá tính mạnh”, thường xuyên vi phạm nội quy, cô dùng biện pháp đặc biệt để điều chỉnh, dựa trên nguyên tắc “mềm nắn, rắn buông”. Lúc làm việc nghiêm khắc là thế nhưng cô cũng rất gần gũi, tâm lý với học trò. Hàng ngày, cô ân cần hỏi han MCer tình hình học tập, chuyện trường lớp. Vì xem học trò như những đứa con, đứa em của mình nên cô luôn nhẹ nhàng bảo ban, nhắc nhở, khuyên răn điều hay lẽ phải, bài học cuộc sống và cách đối nhân xử thế. Cô Thanh Mai kể: “Có bạn lúc đầu cứ nhìn thấy mình là bỏ chạy. Nhưng sau lần nói chuyện cởi mở, cô trò đã hiểu nhau hơn và bạn ấy rất quý mình. Nhiều bạn vi phạm nội quy lần đầu, mình gọi ra nói chuyện riêng để phân tích đúng - sai. Sau khi hiểu ra vấn đề, các bạn xin lỗi và hứa không tái phạm nữa”.

Với cô Thanh Mai, mỗi ngày đến trường là một ngày tràn ngập tiếng cười, niềm vui bởi cô luôn được đón nhận tình cảm yêu thương của học trò. Có lần thấy cô ít cười, một bạn nữ bất ngờ tặng cô chiếc bánh ngọt tự làm hay MCer Tiểu học chạy đến, dúi vào tay cô chiếc kẹo mút… Chỉ là những điều giản dị vậy thôi nhưng khiến cô Thanh Mai hạnh phúc lắm.

Dù có lúc cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng nhưng với cô Nghiêm My, niềm vui nhận được hàng ngày không thể nào kể hết được. Cô nhớ mãi câu chuyện về cậu học trò Việt Anh nổi tiếng cá tính và hay bị nhắc nhở. Một lần chơi bóng trên sân, Việt Anh bị thương ở tay. Cô vội vàng chạy đến để sơ cứu nhưng cậu bạn nhất quyết không đồng ý. Thế là cô nhanh trí nhờ một bạn bắt taxi đưa Việt Anh đi bệnh viện, còn cô âm thầm theo sau. Đến nơi, bác sỹ thông báo Việt Anh phải chuyển gấp sang bệnh viện Việt Đức. Lúc này, cậu bạn mới chịu nghe lời cô gọi điện cho bố. Vài ngày sau đi học trở lại, cậu bạn xin phép gặp cô để nói chuyện. Cậu hỏi cô với vẻ mặt hối lỗi: “Cô có ghét con không?”. Cô bảo rằng: “Cô không ghét bạn nào cả. Cô chỉ nhắc nhở để các bạn tốt hơn mà thôi”. Bạn ấy nói: “Con thực sự xin lỗi cô vì đã khiến cô buồn. Con không nghĩ cô lại quan tâm, chăm sóc và dành nhiều tình cảm cho con đến thế!”.

Sau ngày ấy, cậu bạn không để mình phải nhắc nhở nhiều nữa. Niềm vui lớn nhất của mình khi làm công việc này là mình cho đi yêu thương và nhận lại tình cảm của học trò. Có những ngày nghỉ làm, mình thấy nhớ học sinh lắm!”, cô Nghiêm My bộc bạch.

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 09:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Những thước phim quay chậm trên sân khấu MC đã mang tới cho người xem cảm nhận sâu sắc hơn về ý niệm thời gian. Thông qua 26 tiết mục ý nghĩa, các MCer khối 8, 9 - Mỹ Đình đã lan tỏa thông điệp “Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc có thể làm hôm nay!”.
Xem thêm

19

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

Thứ ba, 19 Tháng 11 2024 14:59 Viết bởi TRUONG MARIE
Tối 16/11, Chung khảo khối THPT - Văn Phú đã đưa mọi người trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: từ háo hức, chờ đợi, lắng đọng khi từng lời ca, giai điệu được vang lên cho đến bồi hồi, suy ngẫm về hai chữ “Thời gian”.
Xem thêm