Kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý khi thi trắc nghiệm

Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017, môn Địa lý lần đầu tiên được đưa vào thi dưới hình thức trắc nghiệm. Trong thời gian 50 phút, thí sinh phải hoàn thành 40 câu trắc nghiệm Địa lý. Trong đó, câu hỏi kĩ năng thực: Đọc Atlat Địa lí Việt Nam, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu thống kê.

Sự khác biệt này đòi hỏi thí sinh cần phải có sự thay đổi phù hợp trong việc học tập và ôn luyện Địa lý.

Cô Bùi Thị Thơ- Giáo viên trường THPT Phúc Thọ (Hà Nội) chia sẻ một số kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam hiệu quả để đạt điểm tối đa cho phần câu hỏi kĩ năng thực hành trước những thay đổi trên.

1. Nắm chắc các ký hiệu trong chú thích của bản đồ

Học sinh cần nắm chắc các ký hiệu chung về địa hình, khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp… ở trang 3 của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat không in chú thích kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công nghiệp chung trang 21, nông – lâm nghiệp trang 18, 19…

2. Nắm được cấu trúc của alat địa lý Việt Nam

Cấu trúc theo sách giáo khoa Địa lý lớp 12 và Atlat tương tự như nhau. Nếu sách giáo khoa Địa lý lớp 12 được cấu trúc thành 4 đơn vị kiến thức cơ bản là: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng kinh tế thì Atlat Địa lý Việt Nam cũng được cấu trúc tương tự như vậy.

Trong Atlat Địa lí Việt Nam chia thành:

- Phần 1: Địa lí tự nhiên (từ trang 4 đến trang 14).

- Phần 2: Địa lý dân cư (từ trang 15 đến trang 16).

- Phần 3: Địa lý các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25).

- Phần 4: Địa lý các vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30).

Việc làm này giúp tổng hợp kiến thức một cách khoa học hơn cho cả những câu hỏi của phần lí thuyết và tiết kiệm được thời gian làm bài.

3. Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat

Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn…) bên cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông-lâm nghiệp) của các ngành kinh tế. Học sinh cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết.

4. Đọc kỹ câu hỏi và áp dụng vào Atlat

Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó… đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, học sinh cũng có thể tìm thấy một vài số liệu ở các biểu đồ trong Atlat.

5. Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi

Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, học sinh có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31).

- Những câu hỏi trắc nghiệm địa lý chỉ cần sử dụng một trang bản đồ của Atlat để trả lời như: Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta? Với câu hỏi này, chỉ sử dụng bản đồ "Địa chất-khoáng sản” ở trang 8 là đủ.

Câu: “Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta?” - chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân số” ở trang 15 là đủ.

- Những câu hỏi trắc nghiệm cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời như:

Những câu hỏi trắc nghiệm đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành, ví dụ: Khi đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, học sinh không những chỉ sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp này mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy điện...

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là học sinh cần nắm vững các kĩ năng địa lí, được rèn kĩ năng làm bài kiểm tra và thi theo hình thức trắc nghiệm để có kết quả học tập tốt và đạt được kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia sắp tới.

Theo Giaoducthoidai.vn

17

Tháng 4/2025

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Thứ năm, 17 Tháng 4 2025 16:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội), đã trân trọng tặng Chủ tịch nước Lương Cường bức ảnh đặc biệt chụp với 22 cháu Làng Nủ, những đứa trẻ sống sót sau trận lũ được ông nhận nuôi đến năm 18 tuổi.
Xem thêm

14

Tháng 4/2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

Thứ hai, 14 Tháng 4 2025 23:02 Viết bởi TRUONG MARIE
Thông báo số 3 về tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 năm học 2025 - 2026 của hệ thống giáo dục Marie Curie, Hà Nội.
Xem thêm

14

Tháng 4/2025

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

Thứ hai, 14 Tháng 4 2025 22:01 Viết bởi TRUONG MARIE
Việc góp mặt trong 2 bộ phim truyền hình được nhiều người yêu thích: “Những chặng đường bụi bặm” và “Hoa sữa về trong gió” đã tiếp thêm động lực cho Đỗ Thế Gia Long (7G3) tự tin theo đuổi đam mê diễn xuất.
Xem thêm

13

Tháng 4/2025

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

Chủ nhật, 13 Tháng 4 2025 15:53 Viết bởi TRUONG MARIE
Ngày 13/4, sân trường Marie Curie - Mỹ Đình trở nên sôi động và náo nhiệt khi diễn ra giải bóng rổ học sinh Quận Nam Từ Liêm năm học 2024 - 2025. Tại đây, 23 đội nam - nữ của các trường THCS đã cống hiến cho khán giả những trận cầu mãn nhãn và ấn tượng.
Xem thêm

02

Tháng 4/2025

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

Thứ tư, 02 Tháng 4 2025 09:13 Viết bởi TRUONG MARIE
Với chủ đề “Phương tiện giao tiếp trong tương lai”, các MCer 8I5 đã mô tả những công nghệ mà con người có thể sử dụng vào năm 2050 theo cách vô cùng thú vị.
Xem thêm