Ai cũng biết tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay. Nhưng để đạt được trình độ cần thiết, mỗi người nên chuẩn bị cho mình những mẹo nhỏ để “tu luyện” hiệu quả hơn.
1. Xác định rõ mục tiêu học tiếng Anh
Bạn cần tiếng Anh để phục vụ cho nghề nghiệp của mình, để xin việc, để nói chuyện với những người bạn nước ngoài hay để giúp bạn trong việc học? Hãy xác định rõ ràng lí do bạn muốn học! Điều này sẽ giúp bạn xác định được tâm lý và quyết tâm chinh phục nó.
2. Xác định rõ trình độ bạn muốn đạt tới
Bạn muốn giỏi tiếng Anh tới mức nào trong các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết? Hãy xác định ngay từ đầu và thật rõ ràng! Đừng đi học với tâm lý được bao nhiêu thì được hay càng nhiều càng tốt!
3. Đặt mình trong bối cảnh phải dùng tiếng Anh
Bạn có biết, người dân tại các điểm du lịch ở Sapa nói tiếng Anh rất tốt dù không được học qua bất kì trường lớp nào. Họ nói được đơn giản vì tiếp xúc với nhiều khách du lịch nước ngoài và tiếng Anh là “kế sinh nhai”.
Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh như vậy, bạn sẽ thấy tác dụng ngay. Bạn chỉ cần vác máy ảnh ra bờ Hồ chụp ảnh cho khách nước ngoài, tiếp xúc nhiều hơn với các bạn du học sinh trong trường…
4. Tìm kiếm cơ hội học và sử dụng tiếng Anh
Bạn hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể hoặc nghe, đọc và viết bằng tiếng Anh. Không hề khó chút nào để bạn tìm thấy những cơ hội để học ngoại ngữ!
5. Mua ngay 1 cuốn sổ ghi chép
Bạn hãy viết từ mới vào một cuốn sổ ghi chép. Việc mang theo sổ bên người có thể giúp bạn giở ra xem bất kỳ khi nào rảnh rỗi.
6. Luyện tập, luyện tập và luyện tập
Có một câu thành ngữ trong tiếng Anh: “Nếu bạn không muốn mất thì hãy sử dụng nó”. Câu nói này rất đúng, nhất là trong trường hợp học ngoại ngữ.
7. Kết bạn với những người giỏi tiếng Anh
Bạn hãy tìm một người giúp mình học tiếng Anh, có thể là bạn cùng lớp. Các bạn hãy nói chuyện hoặc gửi tin nhắn bằng tiếng Anh cho nhau.
8. Học ít một nhưng thường xuyên
Bạn hãy tạo thói quen học tiếng Anh 10 phút/ngày. Điều này sẽ tốt hơn việc học mỗi tuần/lần dù lượng thời gian dài hơn.
9. Xác định mục tiêu và kết quả rõ ràng
Khi bắt đầu buổi học, bạn hãy tự hỏi: "Mình muốn học gì hôm nay?". Và vào cuối buổi học là câu hỏi: "Mình đã học được gì hôm nay?".
Theo Trí thức trẻ