Ôn thi tốt nghiệp cần lưu ý điều gì?

Đây là thời điểm các thí sinh đang “vắt chân lên cổ” để tích lũy, củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi quan trọng nhất. Hãy ghi nhớ một số tip dưới đây, MCer nhé!

Chú trọng tới tất cả các môn

Khác với kỳ thi ĐH, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ phải thi tới tận 6 môn nhưng trong đó, thường có từ 2-3 môn nằm trong các khối thi ĐH cơ bản (khối A, B, C, D). Chính vì thế, rất nhiều thí sinh tỏ ra chủ quan khi quan niệm chỉ cần tập trung học các môn trong khối thi của mình và cố gắng đạt kết quả cao ở 2 hoặc 3 môn này là có thể… yên tâm về tổng điểm chung, còn các môn khác nằm ngoài khối thi thì không cần phải ôn nhiều! Nhưng thực tế thường nằm ngoài dự tính của các thí sinh! Bởi đơn giản là nếu không ôn thi nghiêm túc những môn nằm ngoài khối thi của mình khiến kết quả thi quá thấp thì các môn khác dù đạt điểm cao cũng không đủ để kéo tổng điểm thi của thí sinh và ảnh hưởng tới xếp loại của tấm bằng tốt nghiệp.

Năm ngoái, Mai Lan (Ninh Bình) ôn thi ĐH khối C, vì thế khi tham gia kì thi tốt nghiệp, Lan khá tự tin vì có 3 môn tủ của mình là Văn, Sử, Địa, trong khi đó cô bạn lại xao nhãng việc ôn 3 môn còn lại, đặc biệt là môn Hóa mà cô bạn “chúa ghét”. Khi công bố kết quả thi, tổng điểm của Lan được 47 điểm, nhưng vì môn Hóa được 4 điểm mà Lan đã phải ngậm ngùi nhận tấm bằng tốt nghiệp THPT loại Trung bình.

Tệ hơn nữa, nếu như thí sinh không chú trọng ôn thi đều tất cả các môn thì chỉ một môn bị điểm liệt (điểm 0), thí sinh cũng đành phải… đợi thi lại vào năm sau.

Nắm chắc kiến thức cơ bản

Nếu như khi ôn thi ĐH, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản thì thí sinh cần phải học thêm những dạng bài nâng cao hơn vì đề thi ĐH có tính chất “sàng lọc” thí sinh, nhưng khi ôn thi tốt nghiệp THPT thì điều quan trọng là thí sinh chỉ cần nắm thật vững những kiến thức cơ bản nhất của từng môn. Đề thi tốt nghiệp THPT thường không quá khó ngay cả đối với những thí sinh có lực học trung bình. Bởi vậy, khi ôn thi các môn thi tốt nghiệp, thí sinh không cần thiết phải học thêm các kiến thức mở rộng, nâng cao hoặc làm những dạng mới lạ…, chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là đủ để bảo đảm thí sinh có thể giành được điểm số cao.

Ví dụ, ở môn Hóa học, cần tập trung học về những kiến thức tiêu biểu (phản ứng este hóa; thủy phân este; tráng gương của glucozơ, axit, dung dịch muối…), công thức (este, cacbohidrat, amin, aminoaxit, polime, nước cứng, thạch cao, phèn chua, criolit, boxit..), số lượng đồng phân (este, amin, aminoaxit, peptit…), tính chất vật lý chung của kim loại (kim loại nào dẻo nhất? cứng nhất? mềm nhất? dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất?…). Với môn Văn, thí sinh cũng cần nắm được các thông tin cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nội dung của từng tác phẩm, đặc điểm nổi bật của từng nhân vật trong tác phẩm, giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm nếu là văn xuôi, hoặc chú ý đến thể loại thơ, các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nếu tác phẩm là thơ…

Không cắt xén nội dung ôn thi

Học tủ là “căn bệnh” mà rất nhiều thí sinh mắc phải, đặc biệt là thí sinh ôn thi tốt nghiệp THPT. Với khối lượng kiến thức của 6 môn học là khá nhiều, vì thế nhiều thí sinh có tâm lý là chỉ tập trung vào một số phần trọng tâm, có khả khả năng cao sẽ nằm trong đề thi, còn lại sẽ cắt giảm bớt một số nội dung khác để chương trình ôn thi “nhẹ hơn”. Thực chất, đây là một cách học đầy may rủi! Theo ông Vũ Đình Chuẩn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học thì: “Bộ GD và ĐT không giới hạn nội dung ôn tập. Nội dung đề thi tốt nghiệp THPT nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12”. Như vậy, chương trình thi sẽ không loại trừ bất cứ kiến thức nào trong chương trình học, đặc biệt là lớp 12. Do đó, đừng mạo hiểm cho rằng một bài học hoặc một phần nào đó không quan trọng hoặc đã nằm trong đề thi năm ngoái mà loại bỏ, không ôn tập.

Hãy ghi nhớ những điều trên để cùng đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới, teen 12 nhé!

Theo Tiin

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 09:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Những thước phim quay chậm trên sân khấu MC đã mang tới cho người xem cảm nhận sâu sắc hơn về ý niệm thời gian. Thông qua 26 tiết mục ý nghĩa, các MCer khối 8, 9 - Mỹ Đình đã lan tỏa thông điệp “Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc có thể làm hôm nay!”.
Xem thêm

19

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

Thứ ba, 19 Tháng 11 2024 14:59 Viết bởi TRUONG MARIE
Tối 16/11, Chung khảo khối THPT - Văn Phú đã đưa mọi người trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: từ háo hức, chờ đợi, lắng đọng khi từng lời ca, giai điệu được vang lên cho đến bồi hồi, suy ngẫm về hai chữ “Thời gian”.
Xem thêm