Facebook sẽ trở thành cổng thông tin liên lạc một chiều từ nhà trường đến cha mẹ. Đây là tiện ích rất lớn của mạng xã hội này bởi sự nhanh chóng, dễ dàng, giá rẻ (gần như là miễn phí), đặc biệt tránh được tình trạng đánh mất sổ liên lạc... mà nó mang lại.
Các trường học sử dụng Facebook nhóm để giao tiếp với học sinh. Nó là công cụ rất mạnh để chia sẻ thông tin với học sinh. Tiện lợi hơn là Facebook nhóm không yêu cầu các thành viên phải kết bạn với nhau. Các thành viên có thể trao đổi tập tin, liên kết, thông tin, thực hiện các cuộc thăm dò một cách nhanh chóng. Bất cứ khi nào một người trong nhóm đưa ra chủ đề, các thành viên khác đều sẽ nhận được thông báo.
Facebook còn được sử dụng để tạo ra một trung tâm giúp giáo viên và học sinh chia sẻ thông tin với nhau.
Thực tế thì sao?
- ĐH Gloucestershire có một trang Facebook sở hữu rất nhiều liên kết, bài viết, video và hình ảnh trên tường. Hầu hết đều là những chủ đề được thảo luận sôi nổi. Rất nhiều SV yêu thích nó, ra vào địa chỉ này như một thói quen hàng ngày để chia sẻ cùng bạn bè.
- Trang Facebook của ĐH Cambridge hoạt động rất tích cực, có rất nhiều thứ để SV đọc và nhận xét. Nó thu hút được không ít lượt “Like” từ cộng đồng người dùng FB trên thế giới.
Cũng giống như Facebook, Twitter cũng đang được sử dụng như một tài khoản “phát sóng” của các trường học. Ưu điểm của nó là liên kết đến một nguồn cấp dữ liệu RSS từ các trang web tự động tweet. Điều này rất hữu ích với các bậc phụ huynh.
Giáo viên có thể lập một tài khoản cho riêng mình, sau đó tweet thông tin liên quan đến lớp học của họ, bài tập về nhà, thậm chí là tìm học sinh nào đó thông qua Twitter.
Thực tế thì sao?
Trang cộng đồng Risca – ví dụ tuyệt vời của một trường học có tài khoản Twitter. Tweet của họ rất đa dạng và đầy đủ thông tin cho các bậc phụ huynh, học sinh. Tuyệt vời hơn nữa, lượng retweeted của họ nhận được rất lớn.
Trường Clevedon – nguồn cung cấp dữ liệu đang hoạt động khá ổn. Nhiều thông tin và hình ảnh được tweet ở đây rất hữu ích với tất cả mọi người.
Theo Mực tím