Tri thức và lòng nhân ái

Đầu năm học này, biết tôi quen thầy Nguyễn Xuân Khang, một nhà báo nhờ tôi “xin” cho con vào trường Marie Curie. Cháu thiếu một điểm. Cuối giờ, thầy nhắn lại: “MỸ ĐÌNH VỠ TRẬN, anh Huy Đức ơi!”. Rồi thầy chuyển cho tôi lá thư thầy dặn dò ban Tuyển sinh:

“TUYỂN SINH LỚP 10 MC MỸ ĐÌNH VÀ VĂN PHÚ

Đang diễn biến rất phức tạp; do nhu cầu rất lớn, nhà trường đáp ứng không xuể.

Phụ huynh lo lắng tìm nơi học cho con; khi không được toại nguyện, sẽ có những biểu hiện “không bình thường”, thậm chí nổi nóng, mắng mỏ cán bộ và nhân viên của trường.

Tôi đề nghị lãnh đạo các cơ sở Mỹ Đình, Văn Phú động viên anh em giữ bình tĩnh, kiên trì giải thích, thuyết phục bà con. Phụ huynh có thể sai nhưng chúng ta thì không thể. Việc này rất khó nhưng mọi người phải cố gắng thôi. Tôi gửi đến mọi người trong BTS lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất!

Thân ái!

Hà Nội, ngày 11/7/2022

HT Nguyễn Xuân Khang”

Bị từ chối nhưng tôi rất vui vì hai lẽ: “Vỡ trận” ở Marie Curie là bằng chứng thật nhất về sự thành công của một trường tư; Cho dù là người sáng lập, thầy Khang không coi Marie Curie như một tài sản riêng mà như một thiết chế giáo dục có những nguyên tắc [có thể do mình tạo ra nhưng chính mình cũng] phải tuân thủ.

Ở các quốc gia phát triển, những trường tốt nhất thường là trường tư, trường công được đầu tư ở mức độ tiêu chuẩn nhằm đảm bảo ai cũng được tới trường. Ở Việt Nam, những cơ sở giáo dục tốt nhất đều thuộc hệ thống công lập. Trường tư chỉ mới xuất hiện trở lại kể từ sau đổi mới, những cơ sở giáo dục ngoài công lập được người dân lựa chọn như Marie Curie không nhiều.

Tôi hỏi một đồng nghiệp có hai con học từ bậc Tiểu học ở đây: “Vì sao em chọn Marie Curie?”. Cô nói: “Vì bọn trẻ thấy happy”. Tôi giữ nguyên chữ “happy” của cô vì nghĩa tiếng Việt không chuyển tải hết ý cô muốn nói.

Thầy Khang chúc mừng 3 mẹ con cô giáo Huế trong ngày khánh thành nhà

Tháng 7/2016, khi chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” (NCHS) nêu ý tưởng xây tặng cô giáo Lại Thị Huế một căn nhà, thầy Nguyễn Xuân Khang đã cử cán bộ cùng chúng tôi về Bỉm Sơn thăm hỏi và đến tận nơi cô giáo Huế làm việc để tìm hiểu thêm. Ngay sau đó, thầy cử KTS Lê Duy Khoa thiết kế và giám sát việc thi công để 6 tháng sau, cô Huế có một căn nhà “như trong mơ” ở Bỉm Sơn. Kinh phí xây dựng hết 440 triệu đồng do trường chi trả. Ngày khánh thành nhà, thầy đích thân dẫn học trò về Bỉm Sơn chúc mừng cô giáo Huế.

Cô giáo Lại Thị Huế là vợ của liệt sỹ Phạm Quang Trung. Đại úy Hải quân Phạm Quang Trung hy sinh ngày 18/7/2012 khi đang làm nhiệm vụ. Thân xác liệt sỹ Phạm Quang Trung vĩnh viễn nằm lại trên vùng biển Trường Sa. 6 ngày sau khi chồng hy sinh, cô Huế sinh người con thứ hai (24/7/2012). 12 ngày sau, Bộ Tư lệnh Hải quân cử người về Bỉm Sơn, thông báo với gia đình. Năm đó, cô giáo Lại Thị Huế mới 35 tuổi.

Thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng, việc làm này của nhà trường không chỉ để cùng với NCHS tri ân những người lính Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ biên cương mà còn để giáo dục học sinh về lòng yêu nước và ý thức về chủ quyền, biển đảo.

Nhà báo Huy Đức - tác giả bài viết

Đầu năm 2021, khi chúng tôi (VARS) khởi động dự án “Trồng và Phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh”; cuối năm, ở Mèo Vạc, thầy trò trường Marie Curie đã tặng chương trình “Triệu cây xanh” của Hà Giang 1 vạn cây. Kế hoạch của trường không dừng lại ở con số 1 hay 2 vạn… Đầu năm 2022, trong lễ phát động Tết trồng cây, Chủ tịch nước đã biểu dương những đóng góp này của VARS và trường Marie Curie.

Thầy trò MC tới thăm khu rừng Marie Curie tại Mèo Vạc, Hà Giang

Không phải tự nhiên mà khi đồng bào miền Trung bị lũ lụt, thầy trò trường Marie Curie đã quyên góp hàng vạn cuốn sách, hàng vạn bộ quần áo... Khi các bạn học sinh ở Pa Tết, Mường Nhé (Điện Biên) thiếu cơm, thầy trò trường Marie Curie đã san sẻ…

Đoàn công tác MC lên đường cứu trợ miền Trung đợt lũ lụt

Những học sinh của trường Marie Curie không chỉ được học để mai này mưu cầu hạnh phúc. Các em được tạo mọi điều kiện để “happy” ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng “triết lý giáo dục” của thầy Khang là không “cậu ấm, cô chiêu hóa” các em. Những hoạt động xã hội ấy cho các em biết, trên mảnh đất hình chữ S này, có những huyện như Mèo Vạc, 18 trường Tiểu học mới có một giáo viên Tiếng Anh. Có những nơi như: Mường Nhé, Điện Biên, học sinh Tiểu học phải đi… 80km mới có trường và vì không thể về nhà vào mỗi cuối tuần; đói vì suất ăn nội trú 5 ngày phải chia cho 7.

Ở Marie Curie vì thế, không chỉ dạy con chữ, thầy Khang thường nói: “Ngọn lửa của lòng nhân ái được lan tỏa chính là niềm hạnh phúc của ngành giáo dục”.

Trong giáo dục, một khi khu vực tư phát triển, thu hút được nhiều con em của những gia đình có điều kiện hơn, gánh nặng cho ngân sách giáo dục sẽ giảm, nhà nước càng có điều kiện chăm lo cho người nghèo tốt hơn. Chỉ riêng việc có nhiều học sinh được học trong một môi trường tốt hơn, Marie Curie đã đóng góp rất tích cực cho xã hội. Nhưng không dừng lại ở sự tham gia gián tiếp ấy, thầy Khang đã dẫn dắt những học trò của mình “dấn thân” bằng các hoạt động xã hội vô cùng thiết thực.

Làm được những điều ấy không chỉ đòi hỏi người đứng đầu phải có tài, phải có tầm nhìn mà còn phải có “một tấm lòng”. Khác với một số thành công khác trong ngành, hình ảnh người đứng đầu thường được biết đến nhiều hơn hình ảnh của trường; Marie Curie được biết đến nhiều hơn và thầy Khang luôn xuất hiện như một nhà giáo, chứ không xuất hiện như một người của công chúng.

Như câu chuyện tôi gửi gắm bị thầy từ chối vừa kể ở trên. Thầy Nguyễn Xuân Khang không xây dựng Marie Curie như là một tài sản cá nhân mà như một thiết chế xã hội. Khi thiết chế giáo dục ấy vẫn vận hành dựa trên nền tảng tri thức và lòng nhân ái, đóng góp của Marie Curie là rất ý nghĩa và sẽ lâu bền.

Nhà báo HUY ĐỨC

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 09:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Những thước phim quay chậm trên sân khấu MC đã mang tới cho người xem cảm nhận sâu sắc hơn về ý niệm thời gian. Thông qua 26 tiết mục ý nghĩa, các MCer khối 8, 9 - Mỹ Đình đã lan tỏa thông điệp “Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc có thể làm hôm nay!”.
Xem thêm

19

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

Thứ ba, 19 Tháng 11 2024 14:59 Viết bởi TRUONG MARIE
Tối 16/11, Chung khảo khối THPT - Văn Phú đã đưa mọi người trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: từ háo hức, chờ đợi, lắng đọng khi từng lời ca, giai điệu được vang lên cho đến bồi hồi, suy ngẫm về hai chữ “Thời gian”.
Xem thêm