Bí kíp “rinh” giải HSG Lịch sử Quốc gia

Câu chuyện Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc được đọc trong cuốn sách lúc nhỏ đã giúp Nguyễn Diệu Anh (CHS M1, 12 - 16) nuôi dưỡng tình yêu với môn Lịch sử. Để từ đó, cô bạn bắt đầu tìm hiểu và quyết tâm chinh phục môn học này. 

 

Tình yêu với lịch sử

Từ khi nào bạn bắt đầu cảm thấy yêu thích lịch sử?

Năm mình 6 tuổi, để chúc mừng tuổi mới và việc vào lớp 1, ông nội đã tặng mình bộ truyện tranh lịch sử về các danh nhân nổi tiếng như: Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo... Những trang sách với hình ảnh sinh động về cuộc kháng chiến chống giặc phương Bắc của Hai Bà Trưng đã khơi nguồn niềm đam mê học sử trong mình. Mình đã đọc đi, đọc lại câu chuyện ấy rất nhiều lần, đến mức có thể kể lại các chi tiết và sự kiện diễn ra cho bố mẹ nghe mà không cần nhìn sách. Về sau, bố mẹ mua thêm cho mình nhiều bộ truyện tranh như thế nữa. Nhờ vậy, mình sớm thuộc nhiều chuyện lịch sử liên quan đến các danh nhân, các triều đại phong kiến Việt Nam trước khi vào học lớp 4. Sau này càng đọc nhiều và tìm hiểu sâu, mình nhận ra, môn Lịch sử rất thú vị, mang tính logic cao và đem lại cho con người vốn hiểu biết sâu rộng.

Bạn có thể chia sẻ bí kíp chinh phục môn Lịch sử khó nhằn?

Theo mình, để học tốt Lịch sử, không chỉ cần khả năng ghi nhớ, tư duy mà còn cần sự chăm chỉ, cần cù và đọc nhiều. Mọi người thường nghĩ Lịch sử là môn học thuộc khô khan. Nhưng thực sự, nó là chuỗi các sự kiện liên quan đến nhau theo hệ thống mà khi nắm chắc, bạn sẽ thấy rất hay. Thêm nữa, bên cạnh chuyện học những thông tin, dữ kiện có sẵn trong sách giáo khoa, việc tìm đọc thêm các giai thoại, câu chuyện bên lề cũng là một cách học hay, giúp bạn dễ dàng ghi nhớ hơn.

Để nhớ lâu, mình thường liên hệ các sự kiện lịch sử với những dịp lễ quan trọng trong năm, sinh nhật của mình, người thân hoặc bạn bè, thầy cô. Ví dụ: Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi ngày 7/5/1954, sinh nhật mẹ cũng vào đúng ngày này nên mình không bao giờ quên. Hoặc sự kiện 12 ngày đêm Mỹ ném bom Hà Nội, Hải Phòng diễn ra tháng 12/1972, đúng thời điểm sinh nhật của bố nên mình rất nhớ.

Mình cũng thường tự trau dồi những kiến thức được học trên lớp thông qua việc đọc thêm các sách báo, xem các chương trình về lịch sử trên tivi. Để mở rộng vốn hiểu biết, mình còn tìm đọc các trang mạng có tính xác thực cao hay những cuốn sách chất lượng như: Xứ Đông Dương (Paul Daumer), Hồi ký (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), Các triều đại Việt Nam…

Theo bạn, những môn học nào có thể bổ trợ cho việc học Lịch sử?

Theo mình, đó là Ngữ văn và Địa lý. Khi học hoàn cảnh sáng tác của một tác phẩm trong thời kỳ cách mạng, bạn sẽ nhận thấy nhiều điểm liên hệ với lịch sử. Còn khi học Lịch sử về các cuộc chiến tranh trên thế giới, bạn cần nắm được vị trí địa lý của các mặt trận hay đất nước xảy ra trận đánh để có thể kết luận được một trong những nguyên nhân xảy ra cuộc chiến.

Bạn có cách trình bày vở ghi Lịch sử sao cho dễ hiểu, dễ nhớ không?

Mình thường chỉ ghi những ý chính vào vở. Với tên đề mục, mình dùng bút đỏ viết để làm nổi bật ý lớn nhất của bài học. Với những từ khoá, mình dùng bút “highlight” để tô. Cách này làm vở ghi của mình trở nên sinh động và gây hứng thú học hơn. Mình còn thường ghi những ý chính ra tờ giấy nhớ và kẹp trong sách. Mỗi khi học, nhìn thấy nó nhiều lần là mình tự nhiên ghi nhớ vào đầu.

Vậy còn bí quyết “rinh” giải HSG Quốc gia thì sao?

Đội tuyển Quốc gia được tập trung trong vòng ba tháng trước khi diễn ra kỳ thi. Do chỉ có chừng đó thời gian ôn luyện kiến thức từ chương trình lớp 10 đến lớp 12 nên mình lên kế hoạch học rất cụ thể. Trong một tháng đầu, mình dành khoảng 2, 3 tiếng/ngày để ôn những kiến thức cơ bản trong SGK. Hai tháng còn lại, mình tập trung ôn kiến thức nâng cao bằng cách đọc sách, luyện các chuyên đề và tài liệu ghi chép trong các buổi học với giáo sư. Do phân bổ thời gian ôn tập đồng đều nên khi bước vào phòng thi, mình có được trạng thái tâm lý tốt nhất để làm bài.

Là một người yêu thích lịch sử, chắc hẳn bạn mong muốn sau này trở thành một nhà sử học chứ?

Lịch sử là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình nhưng mình không hướng theo công việc của sử học gia. Mình xem đây như là người bạn đồng hành để thực hiện ước mơ trở thành nhà báo hoặc chuyên gia truyền thông. Để làm được điều này, ngoài việc duy trì niềm đam mê khám phá lịch sử, ngay từ năm lớp 10, mình đã bắt đầu tham gia nhiều dự án. Ban đầu là thành viên ban Truyền thông, còn bây giờ là Trưởng ban Truyền thông ở một số câu lạc bộ. Mình cũng tích cực trau dồi khả năng ngoại ngữ để chuẩn bị cho việc du học chuyên ngành Truyền thông tại Đức.

 

MC luôn trong tim

Khoảng thời gian học ở MC có ý nghĩa như thế nào với bạn?

Vào MC, mình mới cảm nhận và hiểu được ý nghĩa của câu nói: “Trường học là mái nhà thứ hai của học sinh”. Mình thực sự có được gia đình thứ hai ở MC với anh, chị, em là các thành viên lớp M1 và bạn bè cùng niên khoá 2012 - 2016; những người cha, người mẹ là các thầy cô giáo và ông nội là thầy Khang. Bốn năm học tại đây là quãng thời gian đẹp nhất khi đã cho mình những người bạn tuyệt vời mà không nơi nào có được; những người thầy tâm lý, giàu tình cảm, luôn coi học sinh là con để bây giờ, mình vẫn có thể tìm về tâm sự, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.

MC còn là nơi trang bị cho mình nền tảng tốt về kiến thức, kỹ năng sống cần thiết. MC tạo điều kiện cho mình được phát triển mọi khả năng; trở thành một người hướng ngoại, năng động, vừa duy trì thành tích học tập vừa tham gia sôi nổi các hoạt động ngoại khoá. Những gì học được ở MC thực sự giúp ích cho mình rất nhiều ở môi trường học tập mới sau này.

Bạn có thể “bật mí” những kỷ niệm đáng nhớ về MC?

Mỗi góc sân, khoảng trời ở MC luôn gợi nhớ cho mình rất nhiều kỷ niệm đẹp; nhất là lớp học của M1, phòng 614 và 617. Bởi đây là “khoảng trời” của riêng lớp mình, là nơi lưu giữ những câu chuyện đáng yêu, tươi đẹp nhất về tuổi học trò.

Từng hoạt động ở MC đều để lại trong mình nhiều ấn tượng sâu sắc. Hoạt động mà mình luôn yêu thích và rất mong mỏi được trải nghiệm thêm lần nữa là gói bánh chưng và ngủ lại trường. Nhiều lúc mình ước thầy Khang tổ chức một buổi như thế dành cho cựu học sinh, như vậy thì sẽ thật tuyệt!

Thầy cô MC nào để lại ấn tượng nhất cho bạn?

Mỗi thầy cô MC đều để lại dấu ấn khó quên đối với mình. Mình đặc biệt nhớ cô chủ nhiệm Hồng Ánh. Cô luôn quan tâm, lắng nghe, yêu thương và bao dung với học trò. Cô cũng rất dịu dàng, tâm lý và “xì tin”. Đến giờ, cô vẫn là người mẹ, người bạn lớn để mình có thể thoải mái tâm sự. Mỗi lần về trường, mình thường kể cho cô nghe những khó khăn trong cuộc sống. Cô luôn lắng nghe và đưa ra những lời khuyên hữu ích, giúp mình có thể xử lý vấn đề tốt hơn.

Mình cũng rất nhớ cô Phương Nga. Dù nghiêm khắc nhưng cô luôn dành cho học trò những điều tốt đẹp nhất. Mình cũng không thể quên cô Vũ Hồng - người giúp mình từ một cô bé sợ học Toán trở thành học sinh có nền tảng toán vững vàng và học tốt môn này cho đến bây giờ. Ngoài ra, cô Kim Quy cũng luôn tạo điều kiện, giúp đỡ mình đạt nhiều thành tích ở môn Lịch sử.

Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện thú vị này!

Profile:

Hiện Diệu Anh học lớp 11 Sử, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Thành tích:

- Giải Nhì HSG Lịch sử cấp quận, giải Ba HSG Lịch sử cấp thành phố năm lớp 9.

- Giải Nhất cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” cấp thành phố năm lớp 10.

- Giải Ba HSG Lịch sử cấp thành phố và Quốc gia năm lớp 11.

- Trưởng ban PR dự án “Iluminar” mùa 1, 2.

- Phóng viên của “Humans of Hanoi - Amsterdam”.

- Advisor môn Sử - dự án “Advisor - Advisee 2017”.

- TNV chương trình “Tết ấm áp 2017”.

 

Cô Hồng Ánh (GV Công nghệ) tự hào chia sẻ về học trò nhỏ: “Diệu Anh là một cô bé đặc biệt. Ánh mắt, nụ cười của em luôn rạng rỡ và toát lên sự thân thiện, dễ mến. Vì thế, khi làm chủ nhiệm, mình đã tin tưởng giao em việc quản lý lớp. Đúng như kỳ vọng, em làm rất tốt và trở thành “cánh tay phải” đắc lực của mình. Mình rất vui và tự hào khi em đạt được những thành tích đáng khen ngợi. Mình tin rằng, với những nỗ lực, cũng như cách làm việc, học tập khoa học, Diệu Anh sẽ thực hiện được ước mơ mà em theo đuổi”.

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 09:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Những thước phim quay chậm trên sân khấu MC đã mang tới cho người xem cảm nhận sâu sắc hơn về ý niệm thời gian. Thông qua 26 tiết mục ý nghĩa, các MCer khối 8, 9 - Mỹ Đình đã lan tỏa thông điệp “Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc có thể làm hôm nay!”.
Xem thêm

19

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

Thứ ba, 19 Tháng 11 2024 14:59 Viết bởi TRUONG MARIE
Tối 16/11, Chung khảo khối THPT - Văn Phú đã đưa mọi người trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: từ háo hức, chờ đợi, lắng đọng khi từng lời ca, giai điệu được vang lên cho đến bồi hồi, suy ngẫm về hai chữ “Thời gian”.
Xem thêm