Giải mã thầy giáo Marie Curie

Không chỉ giỏi chuyên môn, tâm lý với học sinh, các thầy giáo MC còn sở hữu nhiều điểm thú vị khác. Hãy cùng khám phá thông qua những biệt danh đặc biệt mà MCer đặt cho các thầy nhé!

Giám thị “khó nhằn”

Ấn tượng ngày đầu tiên: Mình có thâm niên giảng dạy ở trường 10 năm. Mình được thầy Hiệu trưởng tiếp nhận hồ sơ khi vừa tốt nghiệp khoa Vật lý, ĐH Sư phạm một tuần. Trong buổi phỏng vấn hồi ấy, thầy Khang hỏi mình có đi làm thêm không và tặng mình 100 nghìn đồng. Đến giờ, mình vẫn giữ tờ tiền đó như một vật may mắn.

Ngày đầu đi dạy, khi vừa bước vào cổng trường, chú Thành (Tổ Bảo vệ) gọi mình lại và hỏi: “Cháu đi đâu, gặp ai? Cháu học lớp nào?”. Có lẽ lúc đó, trông mình trẻ quá nên chú nghĩ là học sinh (cười).

Lợi thế ở MC: Trường ít nam nên mình thường được ưu tiên gọi vào đội văn nghệ của khối, trường cho “có nếp có tẻ”, đủ quân số và đẹp đội hình. Thú thật, mình không có năng khiếu hát, nhảy múa lắm.

Sở trường: Mình thích Vật lý từ lớp 8 và quyết tâm theo đuổi bộ môn này. Mình rất mong muốn truyền kiến thức và niềm đam mê đó cho nhiều thế hệ học sinh MC.

Quan niệm giảng dạy: Mình đặt việc học thực chất, học sinh phải tư duy, làm chủ kiến thức lên hàng đầu. Vì thế, mình tôn trọng sự sáng tạo và khuyến khích các em tích cực suy nghĩ khi gặp bài khó. Mình rất nghiêm khắc khi cho học sinh làm bài kiểm tra và trở thành một trong những giám thị coi thi khó tính nhất trường.

Sở thích: Đọc sách, tập gym, lang thang dạo phố và chụp ảnh. Khi rảnh rỗi, mình thích “xách” xe máy đi phượt với bạn bè. Ngoài ra, mình thích chơi bóng đá. Dù từng gẫy chân vì môn thể thao này nhưng hiện giờ, mình vẫn chơi ở vị trí thủ môn.

“Thầy Nobita”

MCer nói: Thầy hay cười, hài hước. Ngoài ra, thầy có thói quen gõ thước kẻ theo nhịp điệu.

Biệt danh: Ngày mới về trường, mình được các đồng nghiệp gọi là “Nobita” có lẽ do ngoại hình mũm mĩm cộng thêm cặp kính cận tròn xoe. Tuy nhiên, tính cách của mình không “phá phách” hay hậu đậu như nhân vật này (cười).

Sở trường: Mình thích chơi cờ, đọc sách và làm thơ. Từ lớp 9, mình đã sáng tác nhiều bài thơ với đủ thể loại.

Phương pháp dạy: Mình có phương châm: “Khi dạy phải nghiêm khắc với học sinh”. Vì vậy, không có chuyện mình nhân nhượng nếu học sinh lười học hay không hoàn thành bài tập. Tuy nhiên, ngoài giờ học, mình rất vui tính. Vào lớp, thấy các em căng thẳng hay trầm quá, mình thường kể chuyện cười để khuấy động không khí.

Mình cho rằng, dạy để học sinh thích, chứ không phải ép buộc, nhồi nhét kiến thức. Khi các em vui, thoải mái thì sẽ tiếp thu bài tốt hơn. Với môn Địa, mình luôn khơi dậy sự hào hứng bằng những ví dụ thực tế để các em không thấy khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức. Mình cũng thường biến hóa bài giảng thành buổi chia sẻ/cuộc nói chuyện vui để tránh tạo áp lực cho học sinh. Đặc biệt, mình luôn khuyến khích các em mày mò tìm hiểu bằng những câu hỏi về hiện tượng tự nhiên, vấn đề xã hội...

Giọng nói đặc biệt

MCer nói: Ban đầu, mình thấy thầy nghiêm khắc, khó gần, giọng nói lại khàn khàn. Nhưng về sau, mình nhận ra thầy rất nhiệt tình, luôn lặng lẽ theo dõi các trận đấu bóng và tận tình chỉ bảo học trò. Với mình, thầy là người nói ít, làm nhiều. MCer Tiểu học đặt “nickname” “thầy gấu gấu” do trông thầy khá dữ tướng.

Kỷ niệm với MC: Mình về trường được 15 năm. Kỷ niệm thì nhiều lắm. Nhớ những ngày đầu đi dạy, mình thi chống đẩy với một cậu học sinh rất to cao, cơ bắp cuồn cuộn... Kết quả, mình phải chịu thua.

Cách đây 3 - 4 năm, một học sinh nam khiến mình rất bất ngờ, xúc động khi kể về mình trong bài kiểm tra môn Ngữ văn. Cô Thái Lê đã đưa mình xem bài văn. Đến giờ, mình vẫn giữ nó như một món quà đặc biệt của những năm làm nghề giáo.

Quan niệm giảng dạy: Nói không với hình phạt. Mình không phạt viết bản kiểm điểm, chạy vòng quanh sân trường hay đứng góc lớp... khi học sinh vi phạm. Lúc ấy, mình chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở để các em nhận ra lỗi và rút kinh nghiệm. Với mình, giờ Thể dục là vui chơi, vận động thoải mái, chứ không nên quá gò bó, khuôn khổ.

Luôn nhẹ nhàng với học trò

Trong mắt MCer: Thầy Lâm nghiêm túc nhưng cũng rất nhẹ nhàng, tình cảm với học trò. Tùy tình huống xảy ra trong lớp mà thầy dễ tính hay khó tính.

Lần đầu đứng lớp: Năm 2004, mình về trường nhận công tác. Năm học 2007 - 2008, mình nhận thêm nhiệm vụ giảng dạy môn Tin học khối THPT. Năm 2008, lần đầu tiên được học sinh tặng hoa ngày 20/11, mình xúc động lắm! Mình rất yêu công việc này và luôn cố gắng truyền đạt kiến thức, tình yêu thương tới học trò.

Phương pháp giảng dạy: Môn Tin được nhiều học sinh ưa thích vì công nghệ thông tin ngày càng phát triển, gắn liền với cuộc sống. Để các em dễ hiểu bài, mình sử dụng slide hình ảnh, video sinh động hoặc biến lý thuyết thành những bài thực hành đơn giản.

“Vừa cứng lại vừa mềm”

Kinh nghiệm: Đây là năm thứ 4 mình gắn bó với trường. Mình nhận thấy, học sinh MC năng động, tự tin; thầy cô tích cực, chủ động. Đây là môi trường giáo dục luôn tôn trọng sự sáng tạo của thầy trò. Đặc biệt, cách quản lý khoa học của thầy Hiệu trưởng luôn tạo cho giáo viên sự chủ động trong giảng dạy kiến thức.

Kỷ niệm đáng nhớ: Năm 2012, mình may mắn được tham dự chương trình Gala 20. Mình thấy ngỡ ngàng trước sự chuẩn bị chu đáo của các thầy cô và học sinh. Khi đó, cựu học sinh về trường rất đông; không khí rất ấm áp, tình cảm.

Phương châm giảng dạy: Biến quá trình dạy học thành tự học, tư duy bị động thành chủ động để học sinh yêu thích thực sự, chứ không phải học chống chế, gò bó. Mình quan niệm, dạy Toán phải vừa “cứng” lại vừa “mềm”. Nhiều người nói, môn Toán khô khan nhưng thực tế không hẳn vậy. Thỉnh thoảng, mình kể chuyện vui, hài hước liên quan đến bài học để giúp các em bớt căng thẳng.

Bí kíp đạt điểm cao: Không cần quá “cao siêu”, MCer chỉ cần nắm chắc kiến thức, vận dụng linh hoạt bài giảng trên lớp và chăm làm bài tập về nhà.

Sở trường: Mình hay “tếu táo” kể chuyện hài cho mọi người nghe.

NGÂN HÀ

26

Tháng 4/2024

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

Thứ sáu, 26 Tháng 4 2024 10:28 Viết bởi TRUONG MARIE
Hệ thống giáo dục Marie Curie, Hà Nội thông báo về việc tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024 - 2025.
Xem thêm

26

Tháng 4/2024

CHO CON HỌC Ở MC LÀ SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN

CHO CON HỌC Ở MC LÀ SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN

CHO CON HỌC Ở MC LÀ SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN

Thứ sáu, 26 Tháng 4 2024 10:14 Viết bởi TRUONG MARIE
Mỗi ngày đi học về, con luôn cười tươi rạng rỡ; háo hức kể mãi không hết những tiết học thú vị, những hoạt động ngoại khóa hấp dẫn cùng bạn bè, thầy cô. Niềm vui trong ánh mắt, nụ cười, giọng nói của con giúp các bố mẹ nhận ra rằng, việc cho con theo học MC là quyết định đúng đắn.
Xem thêm

26

Tháng 4/2024

Bộ 3 MCer ghi danh ở các trường đại học hàng đầu thế giới

Bộ 3 MCer ghi danh ở các trường đại học hàng đầu thế giới

Bộ 3 MCer ghi danh ở các trường đại học hàng đầu thế giới

Thứ sáu, 26 Tháng 4 2024 10:12 Viết bởi TRUONG MARIE
Lưu Hà Phương (12E1), Nguyễn Hoàng Trang Linh và Phan Lâm Khoa (CHS P1, 17 - 21) vừa “apply” thành công mức học bổng cao nhất của nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới. Cùng lắng nghe các bạn chia sẻ để “dắt túi” thêm “bí kíp” cho hành trình chinh phục ước mơ du học nhé!
Xem thêm

26

Tháng 4/2024

MCer dự ra mắt sách - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

MCer dự ra mắt sách - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

MCer dự ra mắt sách - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Thứ sáu, 26 Tháng 4 2024 09:05 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 24/4, các MCer 10M4, 10M5 hồ hởi tham dự chương trình giao lưu và ra mắt sách “Con đường văn sĩ” - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tại NXB Kim Đồng.
Xem thêm

26

Tháng 4/2024

Thực đơn tháng 5/2024

Thực đơn tháng 5/2024

Thực đơn tháng 5/2024

Thứ sáu, 26 Tháng 4 2024 08:06 Viết bởi TRUONG MARIE
Thực đơn tháng 5/2024 của khối TH - THCS.
Xem thêm