MCer học cách xây dựng ước mơ

Ước mơ là gì? Giữa nghề nghiệp và ước mơ có gì khác nhau? Làm sao để thực hiện được ước mơ?... Tất cả thắc mắc đó của MCer đã được giải đáp trong chương trình kỹ năng sống (KNS) về xây dựng ước mơ.

Theo thầy Kiên Trung (Giảng viên KNS), chương trình là một hành trình trải nghiệm; giúp MCer trưởng thành hơn, đáng yêu hơn, hiểu bản thân hơn.

Sau khi trải qua các trò chơi tương tác hấp dẫn, MCer bước vào buổi trải nghiệm với việc trả lời câu hỏi: “Thường ngày, bạn được khen nhiều hơn hay bị phê bình nhiu hơn? Các ý kiến của bạn thường được đồng ý nhiều hơn hay bị gạt bỏ nhiều hơn?”. Đa phần các bạn đều cho rằng, bị phê bình và bị gạt bỏ nhiều hơn bởi bố mẹ không thích hoặc tại mình là trẻ con… Vậy làm thế nào để MCer được khen nhiều hơn và được đồng ý nhiều hơn? Trong vai trò “pháp sư ước mơ”, thầy Kiên Trung đã đưa ra câu thần chú. Đó là bạn hãy trở thành con người lớn có ước mơ lớn. Nếu bạn muốn bố mẹ mua cho laptop, bạn cần chia sẻ mục đích chính đáng với bố mẹ. Hãy nói rằng, con sử dụng cho việc học, nghiên cứu và có thể chơi game trong khoảng thời gian giới hạn! Nếu bạn trình bày kế hoạch, mục đích rõ ràng, chắc chắn bố mẹ sẽ xem xét và có thể đồng ý. Nhưng nếu bạn chỉ nói, con muốn mua laptop để chơi game thì đừng mong sẽ được đáp ứng!

Vậy ước mơ lớn là gì? Làm sao thực hiện được ước mơ? Để đi tìm câu trả lời, MCer được xem video về loài chim kiwi. Tuy là loài chim không thể bay nhưng một chú chim đã làm mọi cách để bay được. Và chú đã tung cánh bay lượn trên bầu trời bằng sự nỗ lực, cố gắng hết mình. Kết thúc video là hình ảnh chú chim vừa bay vừa khóc vì quá hạnh phúc. Đến đây, không khí hội trường trở nên lắng đọng. MCer dường như phần nào cảm nhận được giá trị của hành trình xây dựng ước mơ. Đặc biệt, thầy Kiên Trung còn chia sẻ về sự khác nhau giữa ước mơ và nghề nghiệp. Ví dụ, bác sĩ là một nghề, còn ước mơ là việc bạn mong muốn được chữa bệnh cho con người. Với ước mơ đó, bạn có thể làm nghề bác sĩ, cũng có thể làm dược sĩ hoặc y tá, giám đốc bệnh viện…

Sau đó, MCer được trực tiếp làm việc. Mỗi lớp chia thành hai nhóm. Mỗi nhóm được phát một tờ giấy đỏ hình trái tim to và mỗi người nhận được một miếng giấy hình trái tim nhỏ để viết ước mơ lên đó. Có bạn ghi sẽ trở thành nhà thiết kế giày. Có bạn mong muốn truyền thông điệp cuộc sống tới mọi người bằng tranh. Có bạn ước thành đầu bếp…

Tú Anh (7M3) vui vẻ nói: “Mình rất thích những buổi trải nghiệm như thế này, vừa được chơi vừa được chia sẻ thoải mái. Giờ mình đã hiểu rõ ràng ước mơ là gì? Mình thích làm diễn viên. Từ hôm nay, mình nhất định sẽ lên kế hoạch để thực hiện nó”.

Sau khi xác định được ước mơ, MCer di chuyển theo nhóm ngành nghề đã lựa chọn. Những ai thích làm nghệ thuật thì đến với nhau. Những ai mê công nghệ thông tin thì về một đội. Những ai muốn trở thành doanh nhân thì tạo thành một nhóm... Theo các thầy cô, để thực hiện được ước mơ, không ai có thể thực hiện một mình mà cần có đồng đội.

Kết thúc buổi trải nghiệm, thầy Kiên Trung đưa ra công thức để ngay từ bây giờ, MCer có thể xây dựng ước mơ. Đó là: ước mơ = khả năng (thế mạnh của bản thân) + thần tượng (nỗ lực làm như thần tượng) + đội nhóm (những người cùng đam mê) + người kèm cặp (người đồng hành có kinh nghiệm).

Thế Minh (6M3) ước mơ trở thành nhà toán học. Cao Dũng (7M3) mong muốn trở thành nhà văn. Cả hai bạn đã bắt đầu thực hiện ước mơ của mình bằng cách đọc nhiều sách và tìm tới các thầy cô có kinh nghiệm để học hỏi. “Sau buổi học, chúng tớ sẽ tìm thêm những người bạn chung đam mê để tạo thành nhóm. Chúng tớ thực sự cảm ơn “pháp sư” và thầy cô đã tổ chức một chương trình thật ý nghĩa”, các bạn cho biết.

Cô Quỳnh Hoa (GVCN 7G3) chia sẻ rằng, chương trình đã khơi gợi được ý chí và ước mơ cho MCer. Các bạn không còn ngại ngần mà dám thẳng thắn chia sẻ. Đặc biệt, sự khích lệ, động viên từ chương trình đã phần nào tác động tích cực đến từng cá nhân, giúp học sinh xác định được tầm quan trọng của việc có ước mơ và thực hiện nó trong đời.

23

Tháng 11/2024

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 11:16 Viết bởi TRUONG MARIE
Với dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”, các MCer khối 4 Oxford - Kiến Hưng đã được thực hiện nghiên cứu khoa học đầy thú vị về chủ đề “Xây dựng tòa nhà chống động đất”.
Xem thêm

22

Tháng 11/2024

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

Thứ sáu, 22 Tháng 11 2024 08:18 Viết bởi TRUONG MARIE
Chiều 21/11, các MCer khối 4 Oxford đã tổng kết dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”. Tại đây, các bạn đã tham gia nhiều hoạt động thú vị và mang về nhiều phần quà hấp dẫn.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm