“Cô bé môi trường” viết nhật ký về những ngày nghỉ dịch

Cắm trại trong nhà, đọc sách, làm phim, học nấu ăn, làm đồ thủ công, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường online… là những gì mà “Cô bé môi trường” Nguyệt Linh thực hiện trong những ngày nghỉ học vì dịch Covid-19. Những trải nghiệm đáng nhớ ấy đã giúp cô bạn nhận ra, tất cả đã và đang thay đổi.

>> MCer tăng cường hoạt động “chơi mà học, học mà chơi” tại nhà

"Cô bé môi trường" Nguyệt Linh say sưa đọc sách

Ngày 27 tháng 1

Cũng như mọi năm, vào dịp Tết Âm lịch, gia đình tôi lại tổ chức chuyến du xuân với ông bà nội, ngoại. Năm nay, bố mẹ chọn Mộc Châu là điểm đến.

Tuy nhiên, trong chuyến đi, tôi cảm giác có điều gì đó là lạ. Bố mẹ thường xuyên bàn bạc, nói chuyện về một loại dịch bệnh đang hoành hành ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Mẹ có vẻ lo lắng và quyết định, dù đi chơi nhưng sẽ tránh đến những nơi đông người.

Ngày 31 tháng 1

Kết thúc kỳ nghỉ Tết, tôi chuẩn bị đi học trở lại. Trong nhà bắt đầu xuất hiện những đồ vật mới như: khẩu trang, nước rửa tay… Mẹ mua thêm một số loại vitamin tổng hợp và nhiều loại hoa quả tươi.

Thông tin về dịch bệnh đã rõ ràng hơn. Bố mẹ nói chuyện nghiêm túc và dạy chúng tôi cách tự bảo vệ bản thân.

Ngày đầu tiên đi học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thật đặc biệt vì tôi phải đeo khẩu trang và mang theo nước rửa tay. Các bạn của tôi cũng như vậy.

Mặc dù lúc đó, Việt Nam vẫn chưa có ca nhiễm Covid-19 nào nhưng sau 2 ngày tôi đi học, mẹ thông báo rằng, Hà Nội cho tất cả học sinh nghỉ học 1 tuần để phòng dịch. Tôi không ngờ rằng, đó là sự khởi đầu của một kỳ nghỉ dài chưa từng có.

Nguyệt Linh trổ tài làm đồ thủ công

Ngày 12 tháng 2

Chúng tôi nhận được thư ngỏ rất tình cảm của “ông nội” Khang. Trong thư, ông có nhắc đến khả năng tuần tới, chúng tôi sẽ được đi học. Nhưng không ngờ, 1 tuần rồi 2 tuần, dịch bệnh ngày càng phức tạp và cuộc sống của chúng tôi đã thực sự thay đổi.

Chúng tôi không đến lớp nghe thầy cô giáo giảng bài và gặp gỡ bạn bè. Thay vào đó, những tuần đầu, các thầy cô giao cho chúng tôi bài tập để làm và sau đó là học online. Có lẽ với nhiều bạn, đây là lần đầu được tiếp cận các phần mềm học trực tuyến như: Microsoft Teams, Zoom… và cách học không giống như truyền thống.

Bây giờ, chúng tôi nghe thầy cô giảng từ xa và "chat" khi muốn trao đổi với bạn bè, thầy cô. Sau khi làm ra giấy, chúng tôi sẽ chụp lại bài kiểm tra để gửi cho thầy cô. Dần dần, chúng tôi quen với cách học này. Nhưng chúng tôi đều nhớ không khí vui vẻ và ấm áp trên lớp. Chúng tôi chỉ mong sớm được gặp lại nhau.

Nguyệt Linh ủng hộ quỹ bảo vệ động vật hoang dã của tổ chức Save Vietnam’s Wildlife

Ngày 15 tháng 2

Nhân ngày Tê tê thế giới, tôi đã gửi ủng hộ cho quỹ bảo vệ động vật hoang dã của tổ chức Save Vietnam’s Wildlife. Số tiền không lớn nhưng là tất cả những gì tôi thu được khi tham gia bán các sản phẩm về tuyên truyền bảo vệ loài tê tê. Tôi rất vui khi nghe mẹ bảo: “Tổng số tiền con kiếm được không phải là điều quan trọng nhất. Quan trọng hơn cả là có thêm nhiều người hiểu biết về tê tê và có ý thức bảo vệ động vật hoang dã”.

Nguyệt Linh học vẽ tay henna

Ngày 20 tháng 2

Mẹ có vẻ rất vui. Mẹ chỉ cho chúng tôi một bức ảnh trên nhiều tớ báo. Đó là hình ảnh một bác sỹ đang khám cho một em bé và hỏi chúng tôi biết đó là ai không.

Sau một hồi suy nghĩ, tôi nhận ra mẹ Yên. Đây là người bạn rất thân của mẹ tôi và là một trong những bác sỹ chữa trị cho em bé 3 tháng tuổi bị nhiễm Covid-19 ở bệnh viện Nhi Trung ương. Bình thường, mẹ Yên rất bận nhưng mỗi khi gặp nhau, mẹ luôn vui vẻ hỏi han tôi.

Tôi chợt nhận ra, các y bác sỹ đang thầm lặng hy sinh trong đợt dịch bệnh này là những người hoàn toàn bình thường, sống xung quanh chúng ta.

Hai chị em Nguyệt Linh cùng vào bếp trổ tài trong những ngày nghỉ học vì dịch Covid-19

Ngày 6 tháng 3

Mẹ bảo với chúng tôi: “Đêm mùng 6/3, Hà Nội không ngủ”. Mẹ nói, dịch Covid-19 không chỉ diễn ra ở Trung Quốc mà đang bùng phát ở rất nhiều quốc gia và sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều hơn. Vì vậy, mẹ đã nói chuyện rất nghiêm túc với chúng tôi vào buổi sáng hôm sau. Bởi mẹ nghĩ, chúng tôi phải cẩn thận hơn.

Mẹ yêu cầu chúng tôi lập thời gian biểu vì tình hình bệnh dịch có thể kéo dài hơn dự đoán. Nếu mỗi ngày không có một lịch trình cố định, cụ thể thì chúng tôi sẽ rất mau trở nên chán nản. Do đó, tôi đã lập một thời gian biểu cho riêng mình.

Hàng ngày, gia đình tôi cùng cập nhật tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới. Tôi nhìn thấy hình ảnh các y bác sỹ tất bật trong bệnh viện, nắm rõ thông tin về số ca nhiễm, số người chết, sự thiếu hụt về thiết bị y tế…

Nhưng ngoài những tin tức buồn, tôi cũng thấy rất nhiều hình ảnh, video về tinh thần lạc quan của người dân ở khắp thế giới. Tôi không thể nào quên cảnh những người dân Italia cùng hát vang ở ban công vào 18 giờ hàng ngày. Hình ảnh ấy thực sự mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc.

Ngày 1 tháng 4

Lần đầu, tôi biết đến các khái niệm như: cách ly, phong tỏa, giới nghiêm… Vì từ ngày này, Việt Nam thực hiện cách ly toàn xã hội. Dù bố mẹ giải thích ý nghĩa của những từ ấy cho chúng tôi rất nhiều lần nhưng em Gấu vẫn hỏi mẹ: “Cách ly với phong tỏa, cái nào mạnh hơn ạ?”. Thật là ngố quá!

Bây giờ đến bố, người bận nhất trong gia đình cũng làm việc ở nhà. Bố bảo, dịch bệnh tác động đến mỗi người theo cách khác nhau. Có thể gia đình tôi vẫn chưa bị tác động quá nhiều vì bố mẹ vẫn có việc làm nhưng không ít người hiện đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề do Covid-19. Vì vậy, mẹ đã cho tôi truy cập trang Facebook của quỹ “Mỗi ngày một quả trứng” (One egg a day) để gửi một phần tiền tiết kiệm vào đó.

Tôi cũng đọc và biết rằng, rất nhiều người tốt bụng đang quyên góp, ủng hộ các bệnh viện, y bác sỹ và những người gặp khó khăn. Ngay gần nhà tôi cũng có một điểm phát đồ miễn phí. Điều này làm tôi cảm thấy ấm áp biết bao.

Nguyệt Linh chia sẻ suy nghĩ trong chương trình online về biến đổi khí hậu do UNICEF Việt Nam tổ chức

Ngày 20 tháng 4

Nhân ngày Trái đất (22/4/1970 - 22/4/2020), tôi tham gia chia sẻ online những suy nghĩ của mình về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cuộc sống. Đây là hoạt động bổ ích do UNICEF Việt Nam - Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức.

Từ khi rất nhiều quốc gia hạn chế việc đi lại, con người ít hoạt động thì thiên nhiên dường như được “thức dậy”. Trên những trang mạng xã hội về môi trường mà tôi theo dõi, có nhiều thông tin đáng mừng như: hàng nghìn con rùa biển ở Ấn Độ lên bờ đẻ trứng, nước các con kênh ở Venice trở nên trong xanh, cá heo xuất hiện tại cảng Sardinia, châu Âu bớt ô nhiễm, tầng ozone ở Nam Cực đang lành lại...

Bản thân tôi cũng thấy sự thay đổi về chỉ số AQI hàng ngày ở Hà Nội. Mỗi sáng ra ban công tập thể dục, tôi cảm nhận rõ sự dễ thở, mát dịu hơn trong không khí.

Tôi chợt hiểu ra, kỳ nghỉ bất đắc dĩ này khiến tôi và tất cả thay đổi. Mọi người không vội vã, gấp gáp lao ra đường từ sáng sớm rồi sấp mặt lao về nhà lúc tối muộn. Đặc biệt, thiên nhiên đã lên tiếng rằng, Trái đất này là dành cho muôn loài, chứ không chỉ riêng loài người.

NGUYỆT LINH

(6G2 )

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 09:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Những thước phim quay chậm trên sân khấu MC đã mang tới cho người xem cảm nhận sâu sắc hơn về ý niệm thời gian. Thông qua 26 tiết mục ý nghĩa, các MCer khối 8, 9 - Mỹ Đình đã lan tỏa thông điệp “Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc có thể làm hôm nay!”.
Xem thêm

19

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

Thứ ba, 19 Tháng 11 2024 14:59 Viết bởi TRUONG MARIE
Tối 16/11, Chung khảo khối THPT - Văn Phú đã đưa mọi người trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: từ háo hức, chờ đợi, lắng đọng khi từng lời ca, giai điệu được vang lên cho đến bồi hồi, suy ngẫm về hai chữ “Thời gian”.
Xem thêm