Nơi tớ ngồi, nơi bạn ngồi

Có bạn bảo, chỗ ngồi trên lớp tưởng là nơi “nguy hiểm” nhưng lại là chốn “an toàn” nhất. Có bạn thì ví von vị trí trong lớp giống như khung trời riêng của mỗi cá nhân… Bạn đã bao giờ để ý đến những câu chuyện thú vị xung quanh chỗ ngồi của mình chưa? Chúng mình cùng khám phá các ngóc ngách trong lớp học nhé! 

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và trong nhà

Vị trí “nguy hiểm” nhất

Dãy đầu bàn hoặc bàn hai thường dành cho các bạn nhỏ nhắn, mắt kém hoặc nghịch ngợm. Ngồi ở vị trí đó, bạn phải tập trung cao độ. Vì bất kể bạn nhìn vở, xem bảng hay hí hoáy làm việc riêng..., thầy cô đều có thể nhìn thấy và ngay lập tức nhắc nhở.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, trong nhà

Một thành viên bàn hai chia sẻ, mọi người nghĩ ngồi bàn đầu đáng sợ nhưng thực tế không phải vậy. Bởi bàn hai mới là hướng nhìn chính diện của thầy cô và nhất cử, nhất động của bạn đều được thấy rõ. Bạn ngồi bàn đầu liền phản bác: “Việc quan sát đó chỉ là chặt hơn chút thôi, chứ tớ ngồi đây có thêm nỗi lo mỗi khi thầy cô mượn vở xem lớp học đến phần nào, lỡ ghi chép ẩu là tiêu ngay”.

Vị trí an toàn nhất

Tất cả “cư dân” MC đều nhất trí, dãy bàn cuối chính là nơi an toàn nhất vì khuất xa tầm nhìn của thầy cô. Hơn nữa, ngồi ở bàn cuối lúc rảnh rang, chuyện phiếm đôi câu với đứa bạn bên cạnh thì không sợ ai nghe thấy. Bàn cuối cũng không bị nhìn ngó, liếc trộm ai cũng không bị phát hiện hay khi nghịch ngầm không bị mắng.

Đặc biệt, bàn cuối thường là vị trí của các bạn học giỏi, ngoan hiền trong lớp và được thầy cô tin tưởng. Vì trong quá trình giảng bài, có những lúc không quan sát được hết lớp, thầy cô vẫn an tâm các bạn ấy nghiêm túc học tập.

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang ngồi

Vị trí thư giãn nhất

Đáp án chính là chỗ ngồi cạnh cửa sổ. Khi bài tập khó quá, nghĩ mãi không ra hay đang giờ kiểm tra mà bỗng tắc tị hay chỉ là một phút bâng quơ chợt lạc khỏi bài giảng... mà đưa mắt nhìn qua khung kính, cảnh vật bên ngoài sẽ khiến đầu óc rối rắm, lo sợ dần dịu lại, giãn ra và thư thái hơn bao giờ hết. Đôi lúc giờ giải lao, rủ bạn cùng bàn đoán xem xe sắp chạy qua màu gì hay mây đen ùn ùn kéo tới thế kia, trời có mưa hay không... cũng đem lại cho MCer những niềm vui nho nhỏ. Vì thế, chỗ ngồi gần cửa sổ được xem là vị trí mang tới sự giải trí lý thú nhất.

Có thể thấy, mỗi chỗ ngồi có những ưu, nhược điểm riêng. Chẳng hạn bàn trước mặt thầy cô, khi bị nhắc nhở sẽ có thêm động lực để phấn đấu học tập. Hơn nữa, việc nghe giảng hay nhìn bảng cũng thuận tiện hơn. Ngược lại, dãy bàn cuối nhiều lúc đọc chữ trên màn chiếu khó quá hay bàn cạnh cửa sổ do đôi lúc mải mê ngắm phố xá mà dễ xao nhãng bài giảng của thầy cô. Vì vậy, dù ngồi ở đâu, MCer hãy luôn giữ vững tinh thần học tập nhé! 

Chuyện nhỏ nơi tớ ngồi

 * Ngoài vị trí ngồi, những mẩu chuyện hay kỷ niệm dễ thương với bạn cùng bàn là những ký ức tươi đẹp của tuổi học trò mà chúng ta luôn nhớ về. Đôi khi người bạn ấy chẳng có gì ấn tượng lúc đầu cả. Nhưng chính chỗ ngồi ấy lại mang đến cho tớ thêm một người bạn tốt hay giúp tớ hiểu hơn về lớp.

Mới đầu, tớ và bạn ngồi cạnh ở cuối lớp không thân thiết lắm. Hai đứa cũng chẳng có sở thích chung để bàn tán hay trùng môn học tốt để thảo luận nên đối thoại hàng ngày chỉ xoay quanh chuyện tiết sau học gì, mượn cây bút hoặc làm bài tập chưa. Nhiều lúc tớ cũng muốn bắt chuyện nhưng có bức tường vô hình và sự gượng gạo cứ chắn giữa hai đứa vậy. Thế nên, mọi ngôn từ cứ dồn đến đầu lưỡi nhưng chẳng thể thốt thành lời.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi, bàn và trong nhà

Hôm đó, tớ bị ốm, bụng đau quặn, đầu nhói lên từng đợt, cảm giác như trời đất đen sì. Tớ gục xuống bàn trong hơi nóng ngột ngạt và chẳng biết chuyện gì nữa. Tuy nhiên, tớ lại không báo cho cô biết vì sợ ảnh hưởng đến tiết học của các bạn, vả lại tớ nghĩ mình tự lo được thôi. Bạn ngồi cạnh hỏi thăm nhưng tớ bảo đừng nói gì cả.

Khi tớ vừa dứt lời, bạn lập tức đứng lên thưa với cô. Thế là tớ được đưa về nhà, nghỉ ngơi mấy ngày. Hôm tớ đi học trở lại, bạn cùng bàn hỏi thực sự khoẻ chưa. Bạn còn nói bằng giọng nửa đùa, nửa trách móc nhẹ nhàng: “Hôm ấy, tớ không nói với cô thì chẳng biết cậu sẽ ra sao nữa”. Tớ cười rồi cảm ơn bạn ấy. Kể từ đó, tớ biết thêm về một người bạn cùng lớp, rằng bạn rất quan tâm người khác, lại có khiếu hài hước nữa.

THANH VĂN

(9M1)

* Tôi từng ngồi giữa lớp, cuối lớp, đầu lớp và bên cạnh cửa sổ; ngồi với bạn học giỏi và cả bạn nghịch ngợm. Tâm trạng mỗi lần ngồi cùng một bạn khác hoàn toàn. Nếu ngồi với ai đó ngoan và chăm học thì tôi cũng “chăm lây”; nếu ngồi với ai đó “chăm nói” thì tôi cũng nhiệt tình đáp chuyện. Nếu ngồi với cá nhân nào ít nói, tôi cũng im ỉm, trật tự suốt cả buổi học.

Tôi thuộc tuýp người “lúc nắng, lúc mưa”, yêu văn thơ, lãng mạn bay bổng nên chỗ ngồi ưa thích nhất là ngay cạnh cửa sổ. Khi trời hửng nắng, những tia nắng xuyên qua cửa sổ in xuống mặt bàn, tôi tận dụng “ánh sáng tự nhiên” ấy để viết bài hay chìm vào tình tiết của những cuốn sách; khi những giọt mưa lách tách rơi xuống như những viên kim cương đính trên tấm kính trong suốt, tôi lại buồn đến nao lòng; khi cô giáo quay đi đâu đó, tôi lại đánh mắt nhìn xuống đường như một thói quen. Nhìn trời, nhìn đất và nhìn gió nhẹ đung đưa cành cây như nhún nhảy sau lớp kính. Nếu được chọn ngồi theo tâm trạng, lúc nào tôi cũng ao ước được ngồi cạnh cửa sổ. Nếu không, tôi muốn ngồi góc lớp để có thể tập trung nghe giảng, làm bài hay thi thoảng tĩnh tâm suy nghĩ vấn đề nào đó mà không sợ ai làm phiền hay hỏi han gì hết.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, ngoài trời

Có rất nhiều bạn trong lớp, tôi ít khi nói chuyện và không hiểu về họ lắm. Nhưng từ khi được cô xếp ngồi cùng, tôi thấy thân thiết và có thiện cảm hơn với các bạn. Thi thoảng, tôi cầm đồ dùng học tập trêu bạn cùng bàn hoặc rủ bạn ăn đậu phộng, bim bim để bắt chuyện. Thấy hợp tính thì nói hết bí mật cho nhau nghe, kể cả chuyện “cảm nắng” bạn nào trong lớp. Từ “duyên ngồi cùng”, hai đứa có bao nhiêu chuyện để nhớ: từ không ưa nhau thành quý nhau, từ không quen thành quen hay giúp nhau cùng đi lên trong học tập.

Đầu năm lớp 8, một thành viên “mới toanh” chuyển vào I2. Ngẫu nhiên, cô chủ nhiệm xếp tôi ngồi với bạn đó. Từ im ỉm không nói câu nào do ngại ngùng, hai đứa nói  chuyện nhiều đến nỗi bị cô nhắc nhở. Dần dần, chúng tôi thân thiết hơn. Thậm chí sáng nào đi học, tôi cũng mua đồ ăn cho cả hai. Thời gian đó thật vui! Nhưng “tai hoạ” chợt ập đến khi cô chủ nhiệm đảo lại vị trí giữa các tổ. Về nhà, hai đứa đều đượm buồn vì không còn là bạn cùng bàn nữa; hẹn một ngày không xa được cô xếp chỗ ngồi như cũ... Bây giờ, tôi không quá coi trọng vị trí ngồi nữa vì dường như thấy mình lớn hơn và chủ yếu, ngồi đâu học tốt là được.

      DIỆU VY

(9I2)

* Hiện mình ngồi ở vị trí mà dám cá là bạn nào cũng sợ - ngay trước bàn giáo viên. Tuy nhiên, mình lại thích vị trí này. Việc thường xuyên đối diện với các thầy cô không đáng sợ như các bạn nghĩ đâu mà ngược lại, giúp bạn dễ dàng hỏi bài thầy cô hơn. Chỗ ngồi này còn có nhiều lợi thế khác. Chẳng hạn trong giờ Toán, khi nộp vở để lấy điểm, mình thường là người nhanh tay, nhanh chân nhất. Trong tất cả vị trí mà mình từng ngồi, đây là chỗ mình gắn bó nhất nên giờ chẳng muốn chuyển đi đâu nữa.

Trong lớp mình, các bạn thích ngồi cuối lớp nhất. Đơn giản vì giờ kiểm tra bài cũ, thầy cô ít khi để đến ý góc đó. Hay trong giờ, bạn có thể lén lút “buôn dưa, buôn cà”. Còn vị trí “nguy hiểm” nhất là tận cùng của lớp. Bởi đây là khu vực mà thầy cô thường xuyên lưu tâm.

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi

Mình thấy chỗ ngồi khá quan trọng. Những bạn cận thị, viễn thị thì được xếp chỗ sao cho nhìn thấy bảng rõ nhất. Bạn nào cao quá hay thấp quá cũng được để dành những vị trí không thể phù hợp hơn. Nếu bạn ngồi gần ai đó học giỏi thì có hẳn một người bạn cùng tiến rất tuyệt. Rồi việc ngồi xen kẽ giữa nam và nữ giúp bạn “hóng hớt” được vô số chuyện thú vị của hai phe. Giống như mình nè! Bạn cùng bàn hiện giờ của mình là Tuấn - cậu bạn ước mơ trở thành một YouTuber nổi tiếng. Mình vốn là một tổ trưởng nghiêm khắc và khó tính nên ai cũng thấy sợ khi ngồi cạnh. Mới đầu, mình và Tuấn hay cãi nhau lắm vì cậu ấy thường xuyên bị mình nhắc nhở. Nhưng những khúc mắc của chúng mình đã được hóa giải nhờ tiết Anh LG. Chuyện là hôm đó, chúng mình phải làm việc nhóm. Nhưng vì còn giận nhau nên thầy phải thuyết phục mãi, chúng mình mới chịu hợp tác. Khi làm bài, mình nhận thấy Tuấn không khó ưa như mình nghĩ mà tính tình khá hài hước, vui tính. Tuấn thi thoảng còn nói những câu đùa hóm hỉnh giúp hai đứa có tâm trạng thoải mái để hoàn thành tốt bài tập. Thế là từ đó, khoảng cách giữa chúng mình không còn nữa. 

BẢO NHI

(7I1)

22

Tháng 11/2024

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

Thứ sáu, 22 Tháng 11 2024 08:18 Viết bởi TRUONG MARIE
Chiều 21/11, các MCer khối 4 Oxford đã tổng kết dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”. Tại đây, các bạn đã tham gia nhiều hoạt động thú vị và mang về nhiều phần quà hấp dẫn.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 09:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Những thước phim quay chậm trên sân khấu MC đã mang tới cho người xem cảm nhận sâu sắc hơn về ý niệm thời gian. Thông qua 26 tiết mục ý nghĩa, các MCer khối 8, 9 - Mỹ Đình đã lan tỏa thông điệp “Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc có thể làm hôm nay!”.
Xem thêm