Cựu MCer và những công trình thiện nguyện ở vùng cao

7 điểm trường khang trang, sạch đẹp cho các học sinh; 4 cầu bê tông bắc qua suối, giúp người dân đi lại thuận lợi… là thành quả đáng tự hào mà nhóm Ấm áp vùng cao của anh Tống Duy Cương (CHS 92 - 96) cùng bạn bè thực hiện trong suốt 8 năm qua.

1.  Nhóm thiện nguyện Ấm áp vùng cao (AAVC) thành lập năm 2016 bởi hai người bạn của anh Cương. Mục đích của nhóm là huy động, tài trợ kinh phí và tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng xã hội - giáo dục cho một số khu vực đặc biệt khó khăn thuộc các tỉnh miền núi, theo quan điểm “tặng bà con cần câu thay vì tặng con cá”.

Sau khi chứng kiến những việc làm ý nghĩa của các bạn, vào năm 2018, anh Cương chính thức trở thành thành viên của AAVC. Ban đầu, anh gia nhập chỉ là để thỏa mãn sở thích đi đây đó và giúp hai bạn nữ trong nhóm việc lái xe, thu xếp, mang vác đồ, đóng góp kinh phí, kêu gọi tài trợ. Đến nay, anh là thành viên hạt nhân, tham gia sâu vào từng dự án.

Hiện nhóm AAVC đã xây dựng được 11 công trình, bao gồm 7 điểm trường và 4 cầu bê tông (tải trọng đủ để xe tải chở nông sản đi qua) bắc qua suối, giải quyết nhu cầu lưu thông tại một số địa phương thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, góp phần thay đổi điều kiện về giáo dục, cũng như kinh tế xã hội của những nơi mà nhóm thực hiện dự án. Tại đó, lúc chưa có những cây cầu bê tông chắc chắn bắc qua, nhiều người, gia súc và phương tiện đã bị cuốn đi mỗi khi lũ về. Các vùng đất mà nhóm anh từng huy động tài trợ là Sơn La, Lai Châu và Hà Giang. Trong đó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La là nơi có nhiều duyên nợ nhất, được nhóm anh tài trợ nhiều công trình bởi đây là một huyện nghèo, nằm sát biên giới Việt - Lào; chính quyền rất trách nhiệm, luôn tìm cách huy động mọi nguồn lực (kể cả xã hội hoá) để tạo nên những công trình hạ tầng làm thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội cho người dân.

Các điểm trường do nhóm anh Cương huy động xây dựng đã mang lại môi trường học tập sạch sẽ, an toàn và ấm áp cho các học sinh. Nếu từng có dịp lên miền núi, ghé thăm những địa bàn đặc biệt khó khăn thì mới hiểu được trẻ em thiếu thốn ra sao, từ quần áo, sách vở đến cái ăn; trường lớp đơn sơ, trống trải đến thắt lòng; mùa đông, gió lạnh cắt da, cắt thịt lùa qua từng khe liếp, lạnh thấu xương; mùa hè lại như hun, như đốt, mái “proximang” mỏng không thể che chắn nổi cái nóng hầm hập trên dầu.

2. Để thực hiện một dự án, phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó có không ít việc không tên. Nhìn chung, các dự án thường bắt đầu bằng việc thu thập thông tin (từ chính quyền, người dân, bạn bè…) để biết được nơi nào cần được tài trợ. Sau đó là đi khảo sát thực tế, tìm hiểu các điều kiện về dân số, sản xuất kinh tế, giao thông… Địa phương nào đáp ứng các tiêu chí của nhóm (dân số đủ đông, hoạt động kinh tế đủ lớn, nếu cây cầu được xây dựng thì giải quyết hiệu quả bài toán giao thông, vận chuyển hàng hoá từ vùng sản xuất ra trung tâm xã hoặc ra đường nhựa tỉnh lộ, quốc lộ…) sẽ được lựa chọn. Tiếp đến, nhóm mời nhà thầu khảo sát kỹ thuật, lên dự toán kinh phí rồi xem xét dự trù kinh phí (tính toán nhóm có bao nhiêu tiền, cần huy động tài trợ thêm bao nhiêu…), làm việc với chính quyền địa phương để xin cấp phép triển khai dự án… Khi các việc đó xong xuôi, nhóm mới làm truyền thông, kết nối các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm để kêu gọi tài trợ. Thông thường, những công việc này được thực hiện dựa trên uy tín cá nhân của mỗi thành viên trong nhóm.

Ở mỗi dự án, ba thành viên chủ chốt họp thường xuyên để trao đổi, bàn bạc và phân công nhiệm vụ cụ thể, chứ không giao cố định thành viên nào phụ trách công việc nào. Là nam giới duy nhất của nhóm, lại có nền tảng về kỹ thuật nên anh Cương thường nhận trách nhiệm đi khảo sát và làm việc với nhà thầu. Công việc này khá vất vả bởi phải đi lại nhiều, nhất là vào những dịp mưa lũ, việc đi lại càng khó khăn do trên miền núi, để vào tận bản thường không có đường nhựa, đường đá mà chỉ là đường đất đặc quánh bùn trơn trượt.

3. Trong suốt 8 năm qua, nhóm AAVC đã trải qua biết bao cung bậc cảm xúc và kỷ niệm đáng nhớ. Anh Cương nhớ như in lần thực hiện dự án vào năm 2019. Hôm đó, trong lễ khánh thành cầu Lọng Khoang, nhóm chứng kiến Bí thư Đảng ủy xã đã khóc khi lên phát biểu. Anh ấy nói: “Với cây cầu mà các nhà hảo tâm xây tặng, nông dân chúng tôi sẽ vận chuyển nông sản dễ dàng hơn khi mang đi bán, không còn lo bị thương lái ép giá, từ đây sẽ có nhiều hộ dân thoát nghèo…”. Lúc đó, anh chị em trong nhóm cảm thấy thật sự xúc động và tự hào vì những khó khăn vất vả lâu nay của mọi người đã mang lại kết quả thật ý nghĩa và ngọt ngào.

Kỷ niệm tiếp theo là năm 2022, nhân dịp khánh thành cầu Bản Khoa, nhóm kết hợp lên thăm và tặng quần áo, sách vở, sữa, thư viện, đồ dùng học tập, thuốc men… cho một trường Tiểu học sát biên giới Việt - Lào. Trong đoàn có nhiều bạn nhỏ (7 - 15 tuổi, là con của các thành viên AAVC). Với thời tiết áp thấp có mưa to, đoàn phải đi bộ xuyên rừng trên quãng đường trơn trượt. Khi lên tới điểm trường, ai cũng bị ướt và lấm bẩn. Tuy nhiên, việc tận mắt chứng kiến điều kiện sinh hoạt và học tập thiếu thốn của trẻ em miền núi đã để lại ấn tượng sâu đậm cho các thành viên nhỏ tuổi của đoàn. Nhìn thấy những căn phòng sơ sài vách gỗ, hở hoắc cửa của các em nhỏ vùng cao, các bạn ấy nhận ra cần trân quý hơn những gì đang có, hiểu được ý nghĩa của việc “còn được cho đi là còn hạnh phúc” và biết sẻ chia, cảm thông hơn với những người xung quanh.

MC là những tháng ngày tươi đẹp

Với anh, những năm tháng ở Marie Curie là quãng thời gian tươi đẹp và vô cùng đáng nhớ. Lớp anh ngày đó rất nghịch. Chính lớp đã tạo ra chiếc áo “Siêu quậy Teppi” đen xì mà thầy Khang có dịp nhắc tới trong một bài viết gần đây. Thời ấy, trường dân lập ở Hà Nội chưa nhiều. Bản thân các trường này cũng chưa thực sự có phương châm giáo dục cởi mở và “thoáng” như hiện nay. Nhưng từ ngày đó, anh và bạn bè đã cảm nhận được phong cách giáo dục hướng tới từng học sinh của MC. So với bạn bè ở nhiều trường khác, tụi anh được tự tin thể hiện bản thân; được quan tâm, tạo điều kiện học một số kỹ năng mà nền giáo dục lúc bấy giờ xem là “môn phụ” như: âm nhạc, nhảy múa, bóng đá, bóng bàn…

Vui nhất là những giờ nghỉ trưa ở phòng nội trú. Ngày đó, MC là trường dân lập đầu tiên có mô hình này. Tụi anh thường nói chuyện và đùa nghịch như pháo rang nhưng vẫn phải dè chừng cô chủ nhiệm và thầy cô giám thị. Vui đáo để!

Cho đến bây giờ, những người mà anh có thể thoải mái nói chuyện mà không cần phải giữ ý là hội bạn học ở MC. Tụi anh vẫn giữ liên lạc với nhau. Họ cũng chính là nhà hảo tâm tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện của nhóm AAVC.

Hiện con gái anh học ở MC. Từ hôm nhập học đến giờ, con rất vui vẻ, mỗi buổi sáng đều háo hức tới trường. Điều này làm anh rất vui và yên tâm với lựa chọn của mình. Khi gửi con vào trường, anh mong con sẽ được phát huy khả năng của bản thân, được tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá. Hơn nữa, con sẽ có thêm những tình bạn đẹp, trở nên năng động và học được thêm nhiều điều mới mẻ.

 

Việc làm của Duy Cương và nhóm AAVC rất ý nghĩa và nhân văn. Hành động này đòi hỏi rất nhiều công sức, tâm trí. Các bạn thực sự nhiệt thành và rất giỏi. Từ việc huy động tài trợ đến khảo sát, thiết kế, thi công rồi giám sát nghiệm thu, các bạn đều làm trọn vẹn. Mình rất vui khi kết nối được các thế hệ học trò MC tham gia những hoạt động thiện nguyện. Mình cũng rất tự hào khi các bạn trưởng thành thành những người tử tế.

HỒNG MAI (GV Địa)

23

Tháng 11/2024

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 11:16 Viết bởi TRUONG MARIE
Với dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”, các MCer khối 4 Oxford - Kiến Hưng đã được thực hiện nghiên cứu khoa học đầy thú vị về chủ đề “Xây dựng tòa nhà chống động đất”.
Xem thêm

22

Tháng 11/2024

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

Thứ sáu, 22 Tháng 11 2024 08:18 Viết bởi TRUONG MARIE
Chiều 21/11, các MCer khối 4 Oxford đã tổng kết dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”. Tại đây, các bạn đã tham gia nhiều hoạt động thú vị và mang về nhiều phần quà hấp dẫn.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm