Từ cộng tác viên MCer Link đến Thủ khoa Truyền thông quốc tế

Nhờ những lần cộng tác với Nội san MCer Link, anh Nghiêm Đức Hoàng Nam (CHS I, 11 - 15) đã phát hiện ra niềm đam mê viết lách. Để rồi khi vào đại học, anh đã chọn chuyên ngành Truyền thông. Mới đây, anh trở thành Thủ khoa Thạc sĩ Truyền thông của trường Kinh tế và Khoa học chính trị London (LSE) - thuộc tốp 10 của nước Anh và tốp 45 thế giới

PROFILE

Sinh nhật: 01/02/2000

Thành tích:

- CTV của MCer Link (2013 - 2015)

- Tốp 3 tuần 3 chương trình “Chinh phục” lứa tuổi 14 - 15 trên VTV6 (2014)

- Phó Tổng biên tập và thành viên ban Nội dung CNN Zoom - Nội san trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN (2016 - 2018)

- Tốt nghiệp Cử nhân Truyền thông, ĐH Erasmus Rotterdam (2021)

- Tốt nghiệp Thủ khoa Thạc sĩ Truyền thông, trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London - LSE (2023)

- Từng đặt chân đến 16 quốc gia và 2 lần đi vòng quanh nước Anh

 

BÉN DUYÊN TRUYỀN THÔNG TỪ MC

Cơ duyên nào đưa anh đến với Nội san MCer Link?

Anh HOÀNG NAM: Hồi mình học lớp 7, MCer Link tuyển cộng tác viên. Thế là mình đăng ký tham gia. Khi đó, mình chỉ nghĩ đơn thuần là muốn tận hưởng hết mọi thứ ở Marie Curie trong thời gian học tại đây. Đồng thời, mình nghĩ cũng là một cách hay để có thêm khoản tiêu vặt nên đã đăng ký. 

Sau khi trúng tuyển, mình đã viết một số bài nhưng chưa được đăng. Mãi tới năm lớp 8, mình dành thêm thời gian đọc và nghiên cứu cách viết, cũng như nghĩ ra những ý tưởng mới phù hợp hơn nên có bài đăng đầu tiên. Sau đó, bài viết của mình xuất hiện đều đặn trên Nội san cho đến khi ra trường.

Những lần cộng tác với Nội san của trường có phải đã khơi gợi trong anh niềm đam mê với viết lách và công việc truyền thông?

Anh HOÀNG NAM: Đúng vậy! Qua những lần cộng tác, mình học được cách trình bày, diễn đạt sao cho đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu. Đồng thời, mình nhận ra, mọi câu chuyện đều nên bắt đầu từ những gì biết rõ, gắn liền với cuộc sống của bản thân và mọi người xung quanh. Một bài viết tốt không chỉ có ý tưởng mới lạ mà nội dung cần gần gũi, thiết thực thì sẽ được yêu thích. Ngoài ra, kỹ năng mà mình được mài dũa nhiều nhất chính là làm việc nhóm. Mình học được cách làm sao thu hút, kết nối tất cả thành viên trong tập thể nhưng vẫn phát huy khả năng nổi bật của mỗi cá nhân.

Hơn cả, mình rất vui khi viết được bài báo thú vị, các bạn đón đọc và nhận khoản nhuận bút xứng đáng. Chính những điều đó đã khiến mình quyết định theo đuổi tới cùng công việc truyền thông.

Ngoài kỷ niệm cộng tác với Nội san trường, anh còn nhớ những ký ức ngọt ngào nào ở MC?

Anh HOÀNG NAM: Bên cạnh các hoạt động ngoại khóa như: lễ hội Bánh chưng, Hội diễn văn nghệ, giải đấu thể thao thì có 2 kỷ niệm với MC mà mình không bao giờ quên.

Thứ nhất là khi mình và các bạn trong lớp thực hiện video nhân dịp ra trường năm lớp 9. Dự án có quy mô rất hoành tráng với ê-kíp sản xuất hơn 30 người.

Video là một phim ngắn thể hiện đầy đủ và chính xác nhất cuộc sống, tính cách của tập thể 9I. Là người phụ trách xây dựng nội dung, mình chủ động để các bạn trong lớp bộc lộ bản thân theo những gì vốn có, không đặt ra quá nhiều yêu cầu về cách làm việc, diễn xuất. Mình nhớ hồi đó, lớp trưởng Hải Lương có khả năng lãnh đạo và sức hút với mọi người. Cô bạn đã giúp mình rất nhiều trong việc tìm địa điểm quay, dựng phim và mời diễn viên. Nhật Minh, Lân tự tin trước ống kính máy quay nên mình để các bạn đảm nhiệm vai trò dẫn dắt câu chuyện trong các phân đoạn của video. Phong Tùng năng động, có khả năng khuấy động mọi người nên mình đã làm một phân đoạn cho các bạn nhảy trong phòng ngủ trưa và trêu nhau ở nhà ăn.

Tùng Dương, Việt Khang sử dụng rất giỏi máy vi tính nên đảm nhận dựng phim. Bên cạnh đó, mình cảm thấy rất may mắn vì cô chủ nhiệm Hải Quế luôn tạo điều kiện cho tụi mình làm tốt nhất video này. Ở tuổi 15, những kỹ năng cứng và mềm có được khi làm dự án ấy đã giúp ích rất nhiều cho chúng mình sau này. Ví dụ: mình đang tiếp tục học truyền thông, còn Tùng Dương hiện công tác ở tập đoàn Google.

Thứ hai là khi lớp mình được trải nghiệm một ngày đi làm ở canteen trường. Mình thấy hoạt động này rất vui vì giống như làm việc nhà trong gia đình nhưng ở quy mô lớn hơn rất nhiều. Ví dụ: thay vì lau dọn một căn phòng hay nấu một bữa ăn ở nhà, chúng mình đã dọn dẹp cả phòng ăn lớn và chuẩn bị bữa trưa cho hàng nghìn học sinh. Ngoài ra, bầu không khí trở nên rất hứng khởi và khác biệt khi được thực hiện công việc ấy với các bạn trong lớp.

 

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC TRI THỨC NƠI TRỜI TÂY 

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh đã sang Hà Lan học ngành Truyền thông tại ĐH Erasmus. Tốt nghiệp loại Giỏi, anh ứng tuyển vào trường LSE và mới đây được trao giải “Excellence Prizes” dành cho người có điểm tốt nghiệp cao nhất bậc Thạc sĩ chuyên ngành này. Anh có thể chia sẻ về hành trình ấy?

Anh HOÀNG NAM: Mình nghĩ những gì đạt được là kết quả của thói quen sinh hoạt, làm việc và tâm lý vững vàng.

Một học kỳ của trường LSE thường kéo dài 12 tuần. Đầu mỗi học kỳ, sinh viên được biết trước bài tập cuối kỳ của từng môn nên mình đã lên kế hoạch cần làm gì cho mỗi tuần. Mình làm tương tự điều này vào các kỳ nghỉ để phân chia hợp lý thời gian học - giải trí. Bên cạnh đó, mình xây dựng nhịp sinh hoạt đều đặn. Hàng ngày, mình dành ra 8 tiếng tập trung làm những việc đã định sẵn. Nhờ sống có kế hoạch nên mình luôn chủ động trong mọi việc.

Về tâm lý, mình không để bản thân bị áp lực chuyện thành tích. Thực tế, mình chưa bao giờ đặt mục tiêu phải được bao nhiêu điểm hay trở thành Thủ khoa. Mình chỉ cố gắng làm hết khả năng. Mình từng đọc “Cẩm nang phòng chống stress và lo âu của WHO”, tự truyện của Rafael Nadal. Qua đó, mình hiểu ra, mọi người thường trăn trở về quá khứ, lo lắng về tương lai; chứ ít ai lo âu về hiện tại. Chính sự mất kết nối với hiện tại khiến người ta stress. Do đó, Trong suốt quá trình học, mình luôn tự nhủ, một là tập trung hoàn thành việc cần làm ngay trước mắt; hai là có thể làm tốt hoặc không tốt nhưng ít nhất phải hoàn thành.

Anh có nhiều kỷ niệm khi theo học những ngôi trường đáng mơ ước không?

Anh HOÀNG NAM: Kỷ niệm đáng nhớ nhất với mình khi học tại LSE chính là khoảng thời gian ở ký túc xá. Các bạn cùng phòng mình đến từ khắp nơi trên thế giới và đều rất giỏi. Chúng mình đã có những cuộc nói chuyện chất lượng. Mình không chỉ học hỏi nhiều điều từ họ, cả về văn hóa lẫn con người mà còn luôn nhận được sự cảm thông, giúp đỡ. Có lần mình học một môn rất khó với nhiều kiến thức trừu tượng liên quan đến thiết kế công nghệ truyền thông. Mình đã rất hoảng khi chưa đầy 2 tuần nữa là đến hạn nộp bài mà vẫn chưa hiểu rõ đề. May thay, các bạn cùng phòng đã hỗ trợ mình. Bên cạnh đó, chúng mình còn cùng đến thư viện, cùng học, cùng ăn và cùng nghỉ ngơi cho đến khi mọi người hoàn thành bài tập cuối kỳ. Lúc ấy là giai đoạn khó khăn nhất trong năm học nhưng mình thấy rất may mắn khi có họ bên cạnh. Không chỉ trong học tập, chúng mình còn tham gia nhiều hoạt động như: dã ngoại, leo núi… Nhờ vậy, những năm tháng sinh viên của mình trôi qua vô cùng đáng nhớ.

Theo anh, làm thế nào để học sinh, sinh viên Việt Nam thích ứng và theo học tốt chương trình của các trường hàng đầu?

Anh HOÀNG NAM: Mình nghĩ rằng, yếu tố tiên quyết là ngoại ngữ phải thật vững. Bởi mọi mặt trong học tập và đời sống ở nước ngoài đều sử dụng ngoại ngữ. Khi có ngoại ngữ tốt, đặc biệt là ngôn ngữ bản địa, việc học hỏi cái mới và hòa nhập cuộc sống sẽ trở nên dễ hơn rất nhiều. 

Thứ hai là tính tự giác, kỷ luật cao và có động lực, mục tiêu rõ ràng. Trường LSE tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt sinh viên phải làm gì hay học như thế nào, các câu hỏi không có đáp án cố định, các bài tập trừ cuối khóa đều không bắt buộc, thậm chí thầy cô cũng điểm danh rất linh hoạt. Họ mặc định tất cả sinh viên đều trưởng thành, mỗi người có cách riêng để đạt kết quả cuối cùng và tự quản lý chuyện học tập vì mục tiêu của chính mình. Nếu người học không tự ý thức thì rất dễ bỏ bê học hành, chệch khỏi mục tiêu ban đầu và thất bại vì không có phương pháp rõ ràng.  

Cuối cùng là sự tự tin và niềm tin vào bản thân. Bạn không tự nhiên thức dậy một ngày và có cơ hội học tập tại nước ngoài. Chắc chắn bạn đã phải trải qua quá trình nhất định để được vào học. Mình tin rằng, khả năng mà bạn có được qua một quá trình sẽ không thể mất đi trong ngày một, ngày hai. Ngoài ra, cô giám đốc chương trình Thạc sĩ của mình từng nói với cả lớp: “Tôi đã đọc bài luận của các ứng viên và tự tay chọn từng người trong số các bạn. Vậy nên, nếu một lúc nào đó các bạn nghĩ mình quá đần để ngồi đây thì hãy nhớ là tôi với chuyên môn và kinh nghiệm của cả đời mình khẳng định các bạn đủ tốt”. Trường cũng cần bạn tốt nghiệp thành công để duy trì danh tiếng cho họ nên khi mời bạn vào học, chắc chắn họ đã thấy được khả năng và tiềm năng của bạn, ít nhất là có thể tiếp thu giáo án và hoàn thành chương trình học tại trường.

Luận văn tốt nghiệp của anh đạt 78/100 điểm và được hội đồng nhận xét xuất sắc. Anh có thể chia sẻ về quá trình thực hiện luận văn?

Anh HOÀNG NAM: Mình bắt đầu gặp giáo viên hướng dẫn trước thời hạn nộp bài khoảng 5 tháng. Trong quá trình làm, mình đã có dịp chạy thử để kiểm chứng phương pháp và cải thiện những mặt chưa ổn. Ngoài ra, trường yêu cầu có kế hoạch nghiên cứu và sơ lược cơ sở lý thuyết của luận văn. Dù các bài tập này không bắt buộc và thường chỉ cần gạch đầu dòng nhưng mình vẫn viết thành các đoạn hoàn chỉnh. Chính điều đó đã giúp mình tiết kiệm rất nhiều thời gian trong giai đoạn hoàn thiện sau đó.

Khó khăn lớn nhất là mình không tìm được đủ người phù hợp để phỏng vấn thu thập dữ liệu. Dự định ban đầu của mình là gặp các bạn nước ngoài đang làm cho các công ty truyền thông, quảng cáo tại London và những người phụ trách truyền thông nội bộ ở công ty của họ. Tuy nhiên, mình không kết nối được và cũng không mời được nhiều người làm truyền thông nội bộ vì mạng lưới quen biết chưa đủ rộng. Vậy là mình kịp thời thảo luận phương án giải quyết với giáo viên hướng dẫn, lên kế hoạch hành động từ lúc đó cho đến khi nộp và tìm hiểu được rằng, một luận văn đạt yêu cầu không nhất thiết phải có kết quả “đẹp” mà quan trọng là giải thích được những gì nghiên cứu. Đồng thời, mình lấy chất lượng bù số lượng. Dù có ít người tham gia phỏng vấn nhưng mình đã phân tích rất sâu phần trả lời của họ và rút ra những kết luận khó thấy. Cuối cùng, mình đạt điểm Xuất sắc cho luận văn.

Dự định sắp tới của anh là gì ạ?

Anh HOÀNG NAM: Ước mơ từ nhỏ của mình là được sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Anh và Hà Lan là hai đất nước mà mình đã theo học và thấy phù hợp để bắt đầu sự nghiệp toàn cầu. Vậy nên, mình đã xin visa ở lại Anh 2 năm để tìm việc công việc yêu thích.

Cảm ơn anh về những chia sẻ hữu ích và thú vị! Chúc anh sớm tìm được việc làm mơ ước và thành công trong sự nghiệp!



23

Tháng 11/2024

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 11:16 Viết bởi TRUONG MARIE
Với dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”, các MCer khối 4 Oxford - Kiến Hưng đã được thực hiện nghiên cứu khoa học đầy thú vị về chủ đề “Xây dựng tòa nhà chống động đất”.
Xem thêm

22

Tháng 11/2024

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

Thứ sáu, 22 Tháng 11 2024 08:18 Viết bởi TRUONG MARIE
Chiều 21/11, các MCer khối 4 Oxford đã tổng kết dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”. Tại đây, các bạn đã tham gia nhiều hoạt động thú vị và mang về nhiều phần quà hấp dẫn.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm