Đề mở, cách làm bài phải mới

Khơi gợi tư duy

Chuyển biến rõ rệt nhất phải nói đến sự thay đổi ở đề thi môn Ngữ văn. ThS Triệu Thị Huệ - Tổ trưởng tổ Ngữ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong nói: “Đề thi Ngữ văn trong những năm gần đây ngày càng có sự chuyển biến tích cực nhằm khơi gợi tư duy, sức sáng tạo của học sinh. Đề thi không chỉ yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức mà còn đòi hỏi phải có sự tìm tòi và sáng tạo thêm”. ThS Huệ nhấn mạnh: “Sự thay đổi trong câu nghị luận xã hội thực sự là luồng gió mới trong cách ra đề thi. Với cách đưa vào những vấn đề của cuộc sống, đề thi không xuất hiện trong sách giáo khoa (SGK) nhưng vẫn gần gũi với học sinh, mang tính giáo dục cao, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức xã hội để vận dụng vào bài làm”.


Đề thi, cũng như đề kiểm tra thời gian gần đây đã có chuyển biến nhất định.

PGS. TS Hà Minh Hồng - Trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM cho rằng, xu hướng ra đề thi môn Lịch sử thời gian gần đây cũng thay đổi mạnh. TS Hồng nhận định: “Đề thi không còn đòi hỏi học sinh phải nhớ từng sự kiện, mốc thời gian quá chi tiết. Thay vào đó, người học phải hiểu được chiều sâu vấn đề, có khả năng vận dụng, kết nối các sự kiện để phân tích nổi bật vấn đề được nêu ra. Chẳng hạn, thay vì yêu cầu trình bày một sự kiện lịch sử nào đó thì nay, đề mang tính chất tổng hợp hơn ở dạng phân tích, chứng minh, đánh giá ý nghĩa, nguyên nhân của sự kiện đó. Do vậy, nếu chỉ học thuộc bài thôi thì sẽ khó đạt được điểm cao”. Cũng theo TS Hồng: “Câu hỏi khó thường chiếm tỷ lệ nhất định trong đề thi, tối đa khoảng 1/4 đề thi. Ở những câu này, mức độ khó không phải vì đề thi ra ngoài SGK mà ở khâu nhận định đúng câu hỏi để trả lời chính xác”.

Không còn theo mẫu

Thầy Nguyễn Duy Hiếu - Tổ trưởng tổ Toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho rằng: “Toán là môn thi ít có những biến động trong cách ra đề so với các môn thi khác. Tuy nhiên, sự thay đổi lớn nhất trong những năm gần đây là đề thi Toán không còn ra theo mẫu như trước mà đòi hỏi phải có sự suy luận. Trước đây, đề thi có những câu ra gần như mẫu, các bước làm quen thuộc có thể giải dễ dàng. Tuy nhiên với cách ra đề gần đây, học sinh cần phải hiểu rõ kiến thức để vận dụng, suy luận, phân tích và định hướng đề, thiết lập các phương pháp giải phù hợp”. Thầy Hiếu nói thêm: “Điểm mới nữa là đề thi phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình rõ rệt. Thông thường, sẽ có một nửa đề ra dành cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, còn lại đòi hỏi học sinh phải suy luận, có khả năng vận dụng lý thuyết cao hơn mới làm được. Do vậy, nếu chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, học sinh chỉ có thể đạt tối đa 7 - 8 điểm”.

Nhận định về đề thi môn Sinh học, thầy Trần Ngọc Danh - giáo viên Sinh học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong nói: “Phần lý thuyết trong đề thi ngày càng giảm dần những câu hỏi thuộc lòng trong SGK, dạng câu nhìn vào có thể đoán được liền. Thay vào đó, có nhiều câu đòi hỏi suy luận hơn. Nếu không nắm chắc và hiểu sâu, học sinh rất dễ bị nhầm lẫn khi lựa chọn đáp án”. Cũng theo thầy Danh: “Độ khó của đề thi cũng tăng dần, tập trung vào các câu hỏi thuộc về phần tính toán. Trước đây, đề thi trung bình chỉ có khoảng 10 câu buộc thí sinh phải tính toán thực sự thì nay, lượng câu này tăng lên 10 - 20 câu. Ở các câu này, bước giải cũng phức tạp hơn, có khi phải 4 - 5 bước mới cho ra kết quả nhằm phân hóa học sinh”.

Chú trọng giao tiếp

Nhận định về sự thay đổi đề thi tiếng Anh, cô Lê Lâm Thảo Uyên - Tổ trưởng tổ Anh văn Trường THPT Nguyễn Trãi, TP.HCM chia sẻ: “Đề thi môn Anh văn trước đây quá văn phạm nhưng nay đã chú trọng hơn vào phần Anh văn giao tiếp. Chẳng hạn, nếu đề thi hồi trước thường sử dụng các thành ngữ xa xưa trong văn cổ thì giờ gần gũi hơn với cuộc sống và lối văn nói. Trong phần ngữ pháp, khi hỏi về từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa cũng chú trọng thêm phần từ vựng, chứ không chỉ đơn thuần kiểm tra văn phạm”. Đặc biệt, cô Uyên nhấn mạnh: “Riêng phần bài thi đọc, sự thay đổi về nội dung và chủ đề rất rõ rệt. Thay vì chủ đề gắn với khoa học kỹ thuật khô cứng và hàn lâm như trước đây, nay chủ đề gần gũi hơn với cuộc sống như: văn hóa, lựa chọn nghề nghiệp…”.


Theo Thanh niên

15

Tháng 5/2024

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

Thứ tư, 15 Tháng 5 2024 19:35 Viết bởi TRUONG MARIE
Hệ thống giáo dục Marie Curie, Hà Nội thông báo về việc tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024 - 2025.
Xem thêm

15

Tháng 5/2024

KHÁM VÀ TƯ VẤN CHĂM SÓC MẮT CHO MCER TIỂU HỌC

KHÁM VÀ TƯ VẤN CHĂM SÓC MẮT CHO MCER TIỂU HỌC

KHÁM VÀ TƯ VẤN CHĂM SÓC MẮT CHO MCER TIỂU HỌC

Thứ tư, 15 Tháng 5 2024 15:33 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 14/5, các MCer khối Tiểu học đã được các bác sỹ đến từ Tuệ Anh Eye Care thăm khám, đo khúc xạ và tư vấn việc chăm sóc mắt.
Xem thêm

15

Tháng 5/2024

MCER NHÍ TRANH TÀI LỒNG TIẾNG CHO PHIM NƯỚC NGOÀI

MCER NHÍ TRANH TÀI LỒNG TIẾNG CHO PHIM NƯỚC NGOÀI

MCER NHÍ TRANH TÀI LỒNG TIẾNG CHO PHIM NƯỚC NGOÀI

Thứ tư, 15 Tháng 5 2024 15:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Cuộc thi “Read like a MC scholar” do IEG tổ chức không chỉ giúp các MCer Tiểu học thi tài hiểu biết về những cuốn sách hay mà còn thử sức với vai trò diễn viên lồng tiếng cho phim.
Xem thêm

15

Tháng 5/2024

ẤN TƯỢNG CUỘC THI “READ LIKE A MC SCHOLAR”

ẤN TƯỢNG CUỘC THI “READ LIKE A MC SCHOLAR”

ẤN TƯỢNG CUỘC THI “READ LIKE A MC SCHOLAR”

Thứ tư, 15 Tháng 5 2024 07:23 Viết bởi TRUONG MARIE
Diễn ra vào ngày 13 - 14/5, vòng Chung kết cuộc thi “Read like a Marie Curie scholar” đã để lại nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cho thầy trò với những chặng đua lý thú như: khám phá thế giới muôn màu qua những trang sách, lồng tiếng cho phim hoạt hình.
Xem thêm

10

Tháng 5/2024

MCER NHÍ SAY MÊ KHÁM PHÁ KHOA HỌC KỲ THÚ

MCER NHÍ SAY MÊ KHÁM PHÁ KHOA HỌC KỲ THÚ

MCER NHÍ SAY MÊ KHÁM PHÁ KHOA HỌC KỲ THÚ

Thứ sáu, 10 Tháng 5 2024 14:37 Viết bởi TRUONG MARIE
Các MCer nhí đã trải qua nhiều trạng thái cảm xúc khi tham gia chương trình “Khám phá khoa học kỳ thú” do nhà trường phối hợp với Công ty cổ phần Global Science Journey (GSJ) tổ chức. Đó là ngạc nhiên khi nhìn ngắm hình ảnh tế bào, phấn hoa dưới kính hiển vi; bất ngờ lúc thấy những viên đá bốc khói, dòng nước đổi màu hay quả bóng bàn bay lơ lửng dưới lực thổi của máy sấy tóc…
Xem thêm